Ai có nhu cầu tên miền liên hệ email

Ai có nhu cầu tên miền liên hệ email
kimtinh1982@gmail.com

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2007

báo cáo thực tập

LỜI NÓI ĐẦU

Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nhu cầu về việc khai thác-thiết kế và sử dụng ôtô các lọai ngày càng cần thiết cho công việc, trong đó “Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Xây Dựng Giao Thông” góp phần không nhỏ cho sự phát trển nền công nghiệp ôtô còn non trẻ của đất nước.
Ngày nay, với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, ngành công nghiệp ôtô thế giới phát triển vượt bậc về công nghệ. Việt Nam là nước đang phát triển, ngành công nghiệp ôtô còn non trẻ. Nước ta không những đang dần thực hiện việc nghiên cứu-sản xuất máy móc thiết bị phục vụ cho nền công nghiệp nước nhà mà còn hướng đến xuất khẩu. Là một sinh viên năm cuối, em nhận thức được rằng: công tác thiết kế chế tạo và bảo dưỡng máy móc thiết bị công nghiệp nói chung và ngành ôtô-máy kéo nói riêng, đòi hỏi các kỹ sư phải có một kiến thức vững vàng về chuyên môn. Việc thực tập & Báo cáo thực tập sẽ giúp em củng cố thêm kiến thức đã học, đồng thời tiếp thu được rất nhiều kiến thức quý giá từ thực tế, sau khi ra trường chúng em có kiến thức vững chắc để làm việc, cống hiến hết mình cho ngành công nghiệp nước nhà.
Xin chân thành cảm ơn:
Qúy Thầy Cô Khoa Kỹ Thuật Giao Thông-Bộ Môn ôtô-Máy Kéo
Trường ĐH Bách Khoa TP HCM
Ban Giám Đốc Cùng Anh Chị Nhân Viên Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Xây Dựng Giao Thông
Trong suốt thời gian thực tập tại Xí Nghiệp & học tập tại trường Thầy đã tận tình chỉ dạy, và nay một lần nữa xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô & Ban Giám Đốc Cùng Anh Chị Nhân Viên công ty đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh những kiến thức đã đạt được, chúng em còn hạn chế trong quá trình làm báo cáo này. Rất mong nhận được sự chỉ dạy của Qúy Thầy Cô trong Bộ Môn & Ban Giám Đốc Cùng Anh Chị Nhân Viên công ty

Tp.Hồ Chí Minh - tháng12 - năm 2007
Sinh viên thực hiện:

Kim Văn Tinh





A.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

Tên Công Ty :Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Xây Dựng Giao Thông (TRACOMECO)
Trụ sở chính: Phường Trường Thọ – Quận Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh
1.Quá trình hình thành và phát triển :
Công ty Cổ phần Cơ khí - Xây dựng giao thông được thành lập lại theo Quyết định số 2863/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ký ngày 10/9/2002 về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần.
Tiền thân của Công ty là hãng thầu RMK do Mỹ thành lập từ năm 1962 và là một cơ sở đại tu xe máy thi công công trình và sản xuất kết cấu thép lớn nhất Đông Nam Á thời bấy giờ. Sau năm 1975, đứng trước nhu cầu cấp bách về xây dựng và phát triển ngành cơ khí giao thông phía nam,nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã thành lập Nhà máy Cơ khí Công trình với chức năng sửa chữa lắp ráp xe máy công trình, ôtô các loại, đóng và sửa chữa tàu thủy
Từ đó tới nay Công ty đã nhiều lần đổi tên và tách ra thành lập các doanh nghiệp mới. Đến năm 1996 Công ty Cơ khí Giao thông 2 được thành lập lại thành Công ty có Hội đồng quản trị. Thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ, tháng 9/2003 Công ty tiến hành cổ phần hoá thành lập Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng giao thông.
Trước thực trạng ngành cơ khí trong giai đoạn khó khăn, khó tìm kiếm việc làm và tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt của cơ chế thị trường, Công ty đã chủ động, sáng tạo tìm kiếm việc làm và chuyển hướng mở rộng, đa dạng hóa các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt, trong những năm gần đây Công ty không chỉ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực cơ khí như đại tu, sửa chữa xe máy thi công công trình, sản xuất kết cấu thép các loại... mà còn tham gia chế tạo các thiết bị đồng bộ, lắp đặt, xây dựng các nhà máy công nghiệp, chế tạo các loại xe rơ-moóc, sửa chữa - lắp ráp ô tô, xe máy, thi công xây dựng đường xá, cầu nông thôn, mở rộng các dịch vụ vận chuyển hàng hóa

Hiện nay, Công ty đang đầu tư thực hiện dự án Đầu tư nâng cấp mở rộng bến sà lan 1.000 DWT trên cơ sở mặt bằng các cầu cảng có sẵn tại Công ty, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về vận chuyển hàng hóa qua cảng. Bên cạnh đó, Công ty đang triển khai xây dựng 2 dự án đầu tư : Dự án Xây dựng Nhà máy lắp rắp, chế tạo xe tải, xe khách trên 24 chỗ ngồi 3.000 chiếc/năm và lắp ráp động cơ ô tô 5.000 chiếc/năm và Dự án Xây dựng Nhà máy chế tạo động cơ ô tô 10.000 chiếc/năm phục vụ nhu cầu cấp thiết về phát triển hệ thống giao thông vận tải của cả nước nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng
Trải qua trên 20 năm hoạt động, bằng sức mạnh đoàn kết, nhất trí của tập thể CB-CNV luôn thực hiện tốt những chủ trương đúng đắn của Ban lãnh đạo, Công ty đang hoạt động ngày càng có hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ chiến lược của Bộ và Nhà nước giao, xứng đáng là một Công ty mạnh về cơ khí, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở phía Nam.
-Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức các đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Giao thông.
- Nhân lực
Nhân sự hiện nay của Công ty có: 500 người, trong đó nam chiếm 450 người, nữ chiếm 50 người. Thâm niên nghề: cao nhất : gián tiếp - 35 năm, trực tiếp: 30 năm. Trình độ : trên đại học: 04, đại học: 80, Cao đẳng:08, trung cấp: 40.

2.CHỨC NÃNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ PHẬN:

1, Tổng Giám Đốc:
Có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất trong các hoạt động của công ty với tư cách đại diện và chịu trách nhiệm trong hệ thống chất lượng về những việc sau:
-Lập và phê duyệt chính sách chất lượng
-Phê duyệt hệ thống đảm bảo chất lượng
-Phê duyệt chi tiêu về chất lượng công ty
-Chủ trì các cuộc hợp liên quan tới sửa đổi hệ thống chất lượng của công ty
-Chủ tọa xây dựng, thực hiện, duy trì, cải tiến và đảm bảo chất lượng
Tóm lại, Giám Đốc công ty là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với khách hàng về chất lượng toàn bộ sản phẩm của công ty.

2, Phó Tổng Giám Đốc Kỹ Thuật:
Chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động sản xuất của công ty, thực hiện các nhiệm vụ sau:
-Tham mưu xây dựng chính sách và mục tiêu chất lượng của công ty
-Đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua quá trình thực hiện ISO 9001:2000
-Duy trì và cải tiến hệ thống đảm bảo chất lượng
-Đào tạo nâng cao nghiệp vụ, trình độ, nhận thức về chất lượng cho nhân viên, xưởng, và các vị trí có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
-Kiểm soát các tài liệu về chất lượng đang lưu hành và thường xuyên kiểm tra, theo dõi nhắc nhở và hướng dẫn các bộ phận các tổ sản xuất trong việc thực hiện, cũng như ghi chép, lưu trữ các hồ sơ của hệ thống quản lý chất lượng
-Tổ chức đánh giá chất lượng theo định kỳ để làm cơ sở cho việc áp dụng hệ thống ISO 9001:2000, có kết quả và kịp thời chỉnh sửa tài liệu.
-Tổ chức lập kế hoạch sản xuất, theo dõi kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất.
-Xem xét cân đối năng lực thực hiện do phòng tiếp thị bán hàng đưa ra.
-Tổ chức xây dựng các tiêu chuẩn nguyên vật liệu,
-Duy trì thực hiện các tiêu chuẩn kỷ thuật sản phẩm, và tiêu chuẩn kỷ thuật vật tư phục vụ sản xuất.
-Ra quyết định sử dụng và không sử dụng các vật tư không phù hợp trong quá trình sản xuất và kiểm tra.
-Báo cáo chất lượng, sản xuất, năng suất thiết bị, cải tiến lao động lên ban lãnh đạo công ty.

3, Phó Tổng Giám Đốc đại diện QMR:
Đại diện lãnh đạo được lãnh đạo công ty bộ phận nhiệm vụ:
-Xác định, thiết lập, duy trì các qui trình cần thiết cho hệ thống quản lý chất lượng.
-Thường xuyên báo cáo lãnh đạo về hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng về nhu cầu cải tiến lại hệ thống.
-Lên kế hoạch đánh giá hiệu lực của hệ thống.
-Liên lạc với khách hàng và các bên liên quan về các vấn đề liên quan đến hệ t hống chất lượng, đảm bảo sự nhận biết các nhu cầu của khách hàng

3.CÁC PHÒNG BAN VÀ XÍ NGHIỆP:
1, Phòng nhân chính:
a. Chức năng:
- Tổ chức về hoạt động hành chính, lao động và tiền lương
b. Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ quản lý hành chính:
Thực hiện các công tác hành chính, văn phòng , mua sắm cấp phát văn phòng phẩm, các loại vật tư cần thiết trang bị văn phòng, bảo hộ lao động.
Tổng hợp các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty theo sự chỉ đạo của Tổng Giám Đốc
Quản lý an toàn con dấu, kiểm soát việc thực hiện sử dụng con dấu đúng qui định của pháp luật và quyết định của công ty
Quản lý và lưu trữ các công văn đi và đến.
Quản lý và đảm bảo sự hoạt động tới các trang thiết bị văn phòng, xe và các phương tiện khác của công ty
Tổ chức các cuộc hội họp, đi công tác của lãnh đạo công ty đón tiếp các đoàn khách của công ty.
Tổ chức và đảm bảo trật tự, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, bão lụt.
Điều hành hoạt động của nhà ăn, bộ phận y tế và bộ phận vệ sinh công nghiệp của công ty.
Thực hiện các công việc quan hệ xã hội và trật tự.
Nhiệm vụ quản lý tổ chức và nhân sự:
Lập đề án trình Tổng Giám Đốc và kế hoạch nhiệm vụ, bảng lương, hình thức trả lương, định mức lao động trong từng thời kỳ
Thực hiện nhiệm vụ nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân viên
Lên kế hoạch và tuyển dụng cán bộ công nhân viên hàng năm

2, Phòng tài chính và kế toán:
a.Chức năng:
Theo dõi hoạch toán, thống kê nhiệm vụ kinh tế phải làm, liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
b.Nhiệm vụ:
kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thông qua hoạt động hạch toán, kế toán, phản ánh qua các chứng từ kế toán
lập báo cáo hàng ngày, báo cáo tổng hợp thánh, quý năm
cập nhật các chế độ, chính sách liên quan đến kế toánh, tài chính doanh nghiệp
tham mưu đề xuất ban Tổng Giám Đốc các biện pháp quản lý về tài chính và sử dụng vốn cho ban Tổng Giám Đốc

3, Phòng kế hoạch và đầu tư:
a.Chức năng:
chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về kế hoạch cung ứng vật tư, nguyên vật liệu cho công ty, hoạt động đầu tư và tổng hợp số liệu sản xuất.
b.Nhiệm vụ:
Dựa trù kế hoạch hằng năm, các báo cáo về tình hình sản xuất tiêu thụ để lập báo cáo tổng hợp về kế hoạch và số lượng tháng, quí, năm kế hoạch đầu tư.
Kiểm tra kế hoạch đặt hàng mua nguyên vật liệu phụ vụ sản xuất.
Tìm hiểu thị trường, khảo sát, nghiên cứu
Quản lý hệ thống kho tầng, (nguyên vật liệu chính, phụ, thành phẩm) lập hướng đề xuất nhập hàng hoá, vật tư nhanh chóng, kịp thời, đầu tư.

4, Phòng tiêu thụ bán hàng:
a.Chức năng:
Thực hiện chức năng tài chính, quản lý họp đồng kinh doanh cho công ty
b.Nhiệm vụ:
Khai thác mở rộng thị trường
Đề xuất chính sách khách hàng trong từng thời kỳ
Quản lý các họp đồng bán hàng, phục vụ tới công tác sản xuất kinh doanh của công ty
Quản lý hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm, thực hiện chính sách khuyến khích, hổ trợ cho chất lượng kinh doanh của công ty.
Thực hiện và xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm xây dựn hình ảnh của công ty.
Theo dõi công nợ khách hàng thực hiện tốt chức năng quản lý tài chính công ty và phòng tài chính kế hoạch của công ty.
Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của khách hàng.

5, Quản lý kỹ thuật và sản xuất:
a.Chức năng:
Là bộ phận chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất, điều độ sản xuất, quản lý thiết bị, công tác kế hoạch kỷ thuật, thực hiện các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam.
b.Nhiêm vụ:
Lập kế hoạch sản xuất
Thực hiện điều độ hoạt động sản xuất của toàn công ty
Tư vấn thiết kế và thiết kế phục vụ sản xuất kinh doanh.
Chịu trách nhiệm trong việc xây dựng quy trình công nghệ cho từng loại sản phẩm
Nghiệm thu, đánh giá chất lượng công trình, thiết kế mới hoặc sửa chữa cải tạo
Xây dựng các tài liệu vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị
Lập kế hoạch thực hiện sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị lập dự trù vật tư kỷ thuật
Kết hợp các bộ phận khắc phục sự cố trong sản xuất
Lập kế hoạch mua phụ tùng phục vụ công tác bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị.

6, Phòng KCS:
a.Chức năng:
Đảm bảo chất lượng sản phẩm trên toàn bộ dây truyền sản xuất
b.Nhiệm vụ:
Vận hành và bảo quản các thiết bị kiểm tra
Hiệu chỉnh các thiết bị đo theo đúng quy định của nhà nước.
Xác định các điểm kiểm tra chất lượng tại từng công đoạn, phương pháp kiểm tra, tần suất kiểm tra.
Xây dựng tổ chức nguyên vật liệu, thành phẩm
Kiểm soát chất lượng các nguyên liệu đầu vào
Đảm bảo chất lượng thành phẩm khi xuất và trong thời gian sử dụng
Lập thành văn bản các quy trình kiểm tra chất lượng vật liệu, thành phẩm tại từng công đoạn trên dây chuyền sản xuất.

4. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
-Lĩnh vực Công nghiệp
Đóng mới, sửa chữa, lắp ráp, tân trang phương tiện, thiết bị giao thông vận tải, thiết bị xếp dỡ thủy và bộ.
Sản xuất phụ tùng, tổng thành phương tiện cơ giới đường bộ, thiết bị trên phương tiện thủy.
Sản xuất kết cấu thép và các chi tiết liên kết các kết cấu thép có cường độ cao, chịu tải trọng lớn.
Gia công, lắp đặt thiết bị đồng bộ và thiết bị áp lực cao.
Chế tạo các thiết bị nâng: cầu trục, cổng trục ...
Sản xuất động cơ ô tô, phụ tùng xe ô tô và xe gắn máy, lắp ráp và chế tạo xe tải, xe khách, xe gắn máy.

-Lĩnh vực Xây dựng
Xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng.
Xây dựng công trình giao thông.

-Lĩnh vực Thiết kế
Thiết kế các sản phẩm công nghiệp chuyên ngành giao thông vận tải do Công ty cải tạo, lắp ráp, đóng mới.
Thiết kế mới, thiết kế hoán cải các phương tiện thủy và các trang thiết bị trên phương tiện thủy.
Thiết kế các loại thiết bị nâng.
Thiết kế xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng.

-Lĩnh vực Vận tải
Vận chuyển, bốc xếp hàng siêu trường siêu trọng, hàng hóa nội địa và hàng hóa quá cảnh.
Vận chuyển, bốc xếp container.
Thực hiện các dịch vụ giao nhận kho vận.

-Lĩnh vực Đào tạo
Đào tạo và đào tạo lại bằng các hình thức tự lực hoặc liên kết với các doanh nghiệp, các tổ chức khoa học - kỹ thuật, các trường học, bao gồm các ngành nghề sau: cơ khí, điện, tin học, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ, công nghệ mới ứng dụng (composite và vật liệu nhẹ siêu bền)

Lĩnh vực khác
Kinh doanh vật tư, phụ tùng, thiết bị, phương tiện cơ khí giao thông vận tải và phương tiện thủy.
Vệ sinh phương tiện chở dầu, xử lý bùn dầu thành than đốt phục vụ sản xuất
Kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng làm việc, nhà xưởng, kho, bãi, cầu bến, cảng sông.
Đại lý và môi giới hàng hải.

5. CƠ SỞ HẠ TẦNG
Nhà xưởng
Với diện tích trên 90.000m2 và khẩu độ 24m, 18m, nhà xưởng được lắp hệ thống cầu trục 25T, 15T và 5T thuận tiện cho việc gia công những kết cấu nặng và lớn.
Kho bãi
Nhà kho bao gồm 6 cụm kho độc lập với diện tích hơn 8.000m2;  có thể chứa các loại từ hàng bao đến các loại hàng bách hóa. Có hệ thống thông gió để tránh hư hỏng hàng hóa. Khu vực kho bãi ICD chiếm trên 2 ha.
Ngoài ra còn có các kho nhỏ với các diện tích 840 m2/kho.
Bãi chứa hàng hiện nay diện tích chứa container rỗng của đơn vị là : 58.000m2
Trong dự án xây nâng cấp và mở rộng bến sà lan 1.000 tấn, Tracomeco sẽ mở rộng diện tích bến bãi lên hơn 10.000m2.
Cầu cảng và thiết bị khai thác
Hệ thống cầu cảng hiện thời của Công ty có 04 cầu tàu và có thể cập tàu làm hàng đến 2000 DWT. Trên các cầu cảng này đặt các cẩu 60T bánh lốp và bánh xích 110T.
Công nhân bốc xếp chuyên nghiệp, nhiệt tình.
Thời gian hoạt động của cảng 24h/24h.
Hiện nay Công ty đang tiến hành xây dựng 01 cầu cảng mới với chiều dài
176m, mớn nước: 6,8m, với hình thức bến liền bờ.
Trên cầu cảng được lắp 04 cẩu bờ LIEBHERR với sức nâng 40T ở tầm với 20m. Việc lắp hệ thống cẩu này thuận tiện cho việc khai thác tất cả các loại hàng từ hàng rời đến container.
Lắp đặt hệ thống điện có thể cung cấp cho container lạnh.
Ngoài ra, cảng còn được trang bị các phương tiện xếp dỡ khác để phục vụ cho việc bốc xếp hàng hóa, trung chuyển hàng hóa như: xe nâng 1T, 3T, 7T, xe vận chuyển, đầu kéo và rơ moóc các loại.

6. THIẾT BỊ - MÁY MÓC - PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
Về phương tiện vận tải và thi công cơ giới
Thiết bị thi công cơ giới: Cẩu thụt 12, xe ủi D8, D7, xe xúc 944, xe cuốc đào.
Thiết bị vận tải: Xe đầu kéo công suất 350 CV.

Cẩu thủy lực 10T

Máy ủi D7

Xe xúc 0.8m3
Thiết bị gia công kim loại
Máy ép thủy lực 400T.
Máy cuốn tôn chiều dày 30mm.
Máy tiện chiều dài 12m , tiện revolve,cụt.
Máy hàn các loại : tự động, bán tự động dưới khí bảo vệ.
Nhiều loại máy gia công cơ khác.

Máy ép thủy lực

Máy cuốn tôn

Máy tiện

Máy mài vạn năng

Máy cắt đột liên hợp

Máy phay vạn năng
Máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất ô tô:
Máy uốn ống CNC
Máy xả, cắt tole tự động
Máy căng tole thủy lực 
Bộ gá tổ hợp khung xương
Máy chấn tole thủy lực
Hệ thống sơn sấy
Hệ thống khí nén trung tâm
Hệ thống khí CO2 trung tâm
Dây chuyền  hàn CO2, hàn điểm
Hệ thống xử lý làm sạch bề mặt kim lọai
Hệ thống xe chuyển ngang
Trạm kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất xưởng
Trạm kiểm tra chất lượng xe ôtô:
Trạm kiểm tra chất lượng xuất xưởng-Công ty Cổ phần Cơ khí-Xây dựng Giao thông được trang bị đồng bộ, lắp đặt các thiết bị kiểm tra chất lượng xe cơ giới của Hàn Quốc, Ý, Nhật Bản với độ chính xác cao. Trạm kiểm tra chất lượng xuất xưởng với dây chuyền kiểm tra hiện đại, được thiết kế theo tiêu chuẩn của Cục Đăng Kiểm Việt Nam và đã được Cục Đăng Kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận chất lượng số : 008/VAQ04-01/01, ngày 17/9/2004
Trạm kiểm tra chất lượng xuất xưởng có đội ngũ cán bộ kỹ thuật là các kỹ sư cơ khí ô tô, các kỹ thuật viên lành nghề, có kinh nghiệm trong công tác kiểm tra chất lượng ô tô và Cục Đăng Kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận đã được đào tạo qua khoá huấn luyện kiểm tra chất lượng xe cơ giới.






Chức năng của Trạm kiểm tra chất lượng xuất xưởng
STT
TÊN THIẾT BỊ
NĂM SX
NƠI SẢN XUẤT
1
Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang
2004
HÀN QUỐC
2
Thiết bị kiểm tra góc lái
2004
HÀN QUỐC
3
Thiết bị phân tích khí thải động cơ diezen
2004
HÀN QUỐC
4
Thiết bị kiểm tra đồng hồ tốc độ
2004
HÀN QUỐC
5
Thiết bị kiểm tra phanh
2004
HÀN QUỐC
6
Thiết bị đo độ ồn
2004
HÀN QUỐC
7
Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng
2004
HÀN QUỐC
8
Thiết bị kiểm tra bề mặt sơn
2000
ITALIA
9
Thiết bị kiểm tra độ chụm
2000
NHẬT BẢN
10
Trạm kiểm tra kín nước
2004
NHẬT BẢN
11
Các trang thiết bị kiểm tra khác



Chức năng của Trạm kiểm tra chất lượng xuất xưởng
Trạm kiểm tra chất lượng xuất xưởng được Cục Đăng Kiểm Việt Nam ủy quyền kiểm tra chất lượng các loại xe ô tô sản xuất tại Công ty Cổ phần Cơ khí-Xây dựng Giao thông trước khi xuất xưởng. Trạm được thiết kế với công suất là 2.000 xe buýt và 12.000 xe tải qua trạm/năm.
Ngoài ra Trạm kiểm tra chất lượng xuất xưởng còn nhận thực hiện các dịch vụ kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với các Sơmirơmoóc chở container, kiểm tra tình trạng kỷ thuật của các phương tiện cơ giới đường bộ sau khi đại tu, sửa chữa đáp ứng các yêu cầu kiểm tra của khách hàng.

7. SẢN PHẨM VÀ ĐỊCH VỤ
1. Lĩnh vực Công nghiệp
1.1. Đường thủy: Đóng mới, sửa chữa, tân trang:
Phương tiện thủy
Thiết bị trên phương tiện thủy
1.2. Đường bộ:
Sửa chữa, tân trang phương tiện cơ giới đường bộ
Đóng mới, lắp ráp phương tiện cơ giới đường bộ
Sản xuất phụ tùng, tổng thành phương tiện cơ giới đường bộ
1.3. Sản xuất kết cấu thép và các chi tiết liên kết các kết cấu thép có cường độ cao, chịu tải trọng lớn.
1.4. Gia công, lắp đặt thiết bị đồng bộ và thiết bị áp lực cao.
1.5. Sản xuất động cơ ô tô, phụ tùng xe ô tô và xe gắn máy, lắp ráp và chế tạo xe tải, xe khách, xe gắn máy:
Xe gắn máy
Nhà máy ô tô Tracomeco sản xuất xe khách: K29, K32, K35, K46, K51 và xe buýt B80, B55 trên cơ sở động cơ khung gầm Hyundai, Faw.
Nhà máy ô tô Tracomeco sản xuất xe tải nhẹ đến 2,5 tấn hiệu Porter và Mighty của Hyundai. 
Phụ tùng ôtô
Động cơ ôtô

 Chế tạo và lắp ráp xe gắn máy
 

Chế tạo và lắp ráp xe gắn máy         

 Chế tạo và lắp ráp xe gắn máy







2. Lĩnh vực Xây dựng
2.1. Xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng.
2.2. Xây dựng công trình giao thông
3. Lĩnh vực Thiết kế
3.1. Thiết kế các sản phẩm công nghiệp chuyên ngành giao thông vận tải do Công ty cải tạo, lắp ráp, đóng mới.
3.2. Thiết kế mới, thiết kế hoán cải các phương tiện thủy và các trang thiết bị trên phương tiện thủy
3.3. Thiết kế xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng.
3.4. Thiết kế các thiết bị nâng.

4. Lĩnh vực Vận tải
4.1. Vận chuyển, bốc xếp hàng siêu trường siêu trọng, hàng nội địa và hàng quá cảnh
4.2. Vận chuyển, bốc xếp container
4.3. Thực hiện các dịch vụ giao nhận kho vận






B.Xí nghiệp Ô tô
1.Tổ chức xí nghiệp ô tô xe khách

1.1.Sơ đồ tổ chức sản xuất xí nghiệp ô tô xe khách

a.Chức năng:
Lập kế hoạch sản xuất, tổ chức sản xuất đảm bảo đáp ứng được kế hoạch bán hàng, chất lượng sản phẩm.
b.Nhiệm vụ:
Lập lịch sản xuất theo kế hoạch sản xuất hoặc lịch sản xuất.
Tổ chức triển khai kế hoạch sản xuất.
Sử dụng quản lý nguyên vật liệu, vật tư kỷ thuật đúng mục đích.
Đảm bảo an toàn lao động, giữ gìn vệ sinh môi trường
Trực tiếp khắc phục các sự cố xảy ra trong sản xuất.
Kiểm tra chất lượng xe trước khi xuất xưởng
Dây chuyền lắp ráp khung vỏ

1.2. Kiểu dáng xe:








1.3Thông số kỹ thuật



Dimensions (mm)



Weight (kg)



Calculated Performance



Specifications





Dimensions (mm)


Engine & Performance


Fuel System



Chassis









2. Quy trình lắp ráp







a. Khung sàn
1.Chuẩn bị sẵn sàng dụng cu làm việc, các trang bị bảo hộ lao động như mắt kính, găng tay...
2.Vệ sinh và kiểm tra dàn gá để bảo đảm độ chính xác

3. Đặt các chi tiết do trạm 1.2 gia công lên dàn gá, kẹp giữ cố định
4.Kiểm tra kích thước cũng như độ chính xác khi gia công chi tiết
5. Đặt các thanh dọc (CT 3,5,6,9,10,13) kế đến thanh ngang (CT 8) vào các vị trí định sẵn trên dàn gá




5.Hàn điểm để nối các thanh lại với nhau





6. Cố định khung sàn vào chassis bằng các thanh gá chống co ngót do ứng suất hàn, các thanh gá này được hàn điểm.




7.Hàn các bộ liên kết CT20-CT24, 22-25, 23-24 bằng máy hàn CO2, chiều dài mối hàn l=5cm, chiều dày d= 6mm, cách khoảng d= 5cm






8.Hàn lại các liên kết giữa thanh dọc và thanh ngang từ 1 đến 8, các thanh vuông phải được hàn vòng quanh thân theo thứ tự canh trên, canh bên và cạnh đáy. Bố trí 2 công nhân hàn dọc theo thân xe từ đầu xe đến đuôi xe. Chú ý trước khi hàn phải mài vát cạnh tiếp xúc của 2 chi tiết khoảng 45 độ











9.Hàn cố định bộ chi tiết 15-19-19a vào khung sàn










10.Hàn các chi tiết 27, 35, 36, 37, 39 vào đáy khung sàn tại các mặt cắt đã chỉ định trong bản vẽ 01-A-2-1






11.Mài phẳng toàn bộ mối hàn trên mặt khung sàn.





12.Kiểm tra độ phẳng khung sàn bằng chỉ kéo căng, kiểm tra lại toàn bộ các mối hàn nhằm đề phòng việc hàn sót





13.Sơn chống sét toàn bộ các mối hàn, không cho phép bất kỳ bề mặt kim loại nào trên khung sàn tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài.





14.Tiến hành chống đơ chassis tại các vị trí cho phép bằng các thanh chống dưới sàn , không để nhíp chịu tải trực tiếp gây mất ổn định khi lắp sàn






15.Kẹp giữ CT17 vào chassis bằng cảo chữ C,định vị lỗ khoan, dùng khoan từ khoan các lỗ bắt bu- lông trên chi tiết 17. Chi tiết này được gia công tương thích với các vị trí gắn trên chassis.











16.Sơn chống sét toàn bộ các lỗ khoan






17.Bắt bu- lông cố định CT 17 vào chassis. Lực siết F=83N/m, đánh dấu vào những bu lông đã siết đủ lực













18.Tháo chốt định vị sàn và các thanh chống co ngót, cẩu móc khung sàn xe ra khỏi dàn gá. Khi cẩu cần có tối thiểu 3 điểm đặt lực: đầu, giữa, đuôi khung sàn, các điểm đặt lực này phải nằm trên trục dọc của sàn.Trong trường hợp không có cẩu thì sử dụng 12 nhân công chia đều 2 bên nâng sàn từ dàn gá sang chassis.







19.Tháo cẩu ra, đưa cẩu về vị trí xuất phát.
20.Đặt các cữ định vị lên chassis. Xác định 3 điểm tâm chuẩn trên trục dọc sàn sao cho trùng với trục dọc chassis .

















21.Hàn điểm thanh chống đứng vào chi tiết 17 đặt 2 đầu sàn, kế đến là điểm hàn giữa.






22. Hàn các mặt tiếp xúc giữa các chi tiết 17(pát) với các chi tiết 27,35,36,37,39 (thanh vuông) vòng quanh thân theo thứ tự cạnh trên, cạnh bên và cạnh đáy. Bố trí 2 công nhân hàn dọc theo thân xe từ đầu xe đến đuôi xe.






23.Căng chỉ canh lại độ phẳng của sàn, cố định chống ứng suất khi hàn bằng các thanh giằng. Các thanh này được hàn điểm vào khung sàn.







24.Hàn gắn các chi tiết 26,28,29,30,31,32,33,34,38 vòng quanh thân theo thứ tự cạnh trên, cạnh bên và cạnh đáy. Bố trí 2 công nhân hàn dọc theo thân xe từ đầu xe đến đuôi xe.







25.Dùng máy khoan có đế từ để khoan phần pát chassis nối dài, bắt bu lông , sơn chống gỉ và phủ 1 lớp sơn đen











26.Sơn chống sét lại toàn bộ các đường hàn, không cho phép bất kỳ bề mặt kim loại nào trên khung sàn tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài.











b. LẮP VÁCH PHẢI XE
1 Chuẩn bị các chi tiết cho việc gá lắp: căn cứ vào bản vẽII-02-A-1-1lần lượt chọn và sắp các chi tiết thành trái vào xe đẩy đưa đến bàn gá vách trái
2 Tất cả các thanh nhôm chi tiết đều được quy định sao cho tên của chúng trong bản vẽ lắp ráp và trên bàn gá là giống nhau. Đặt các thanh chi tiết từ số 1 đến 12 vào bàn gá, đặt từ đầu vách đến cuối vách, thanh chịu lực chính trước, lưu ý đặt đúng chiều được đánh dấu trên các thanh này. Ta có thể thực hiện đồng thời công việc cho cả 2 vách .
3 Có 5 loại ke nhôm có các ký hiệu AG 6222-06,AG 4833-03,AG 6221-09, 0100-00-RR trên bản vẽ II-02-A-7-1.Tập trung các ke nhôm thành nhóm trên mặt bàn ga trước sao cho thuận lợi nhất đối với người lắp ráp, thường thì ke nhôm nằm cách vị trí lắp ráp của nó không quá 1m
4 Đặt 5 loại ke nhôm trên vào các vị trí quy định trong bản vẽ II-A-2-1, có 3 loại bu lông để cố định các ke nhôm này:
-AG 6222-06 dùng 4 bu lông M8-20 đầu bông
-AG 4833-03 dùng 4 bu lông M8-15 đầu bông
-AG 6221-09 dùng 2 bu lông M8-15 đầu bông
-0100-00-RR dùng 3 bu lông M8-15 đầu bông bắt vào các thanh treo ngang và 3 bu lông M10-20 đầu lục giác bắt vào các thanh đứng chịu lực chính
5 Vặn nhẹ bằng tay để điều chỉnh miếng neo ke hình bình hành xoay lọt vào trong lòng các thanh tiếp xúc với ke.
6 Vặn nhẹ bằng tay vào ven răng của các chi tiết 56221đã được xử lý bởi trạm 2.2 vào các vị trí quy định trong bản vẽ II-02-A-2-1.
7 Dùng dụng cụ vặn đầu bông siết cố định sơ bộ(chỉ siết vừa phải, chưa đạt đủ lực yêu cầu) các bu lông nói trên. Các bu lông này chỉ có thể sử dụng 1 lần duy nhất, nếu tháo ra thì không sử dụng lại nữa.
8 Khi các chi tiết đã được cân chỉnh chính xác, mặt trên của các thanh nhôm phải nằm trên cùng 1 mặt phẳng, tiến hành siết các bu lông bằng cần lực 21N/m, phải siết theo thứ tự mỗi cạnh ke 1 bu lông, siết bu lông bắt vào cạnh chịu lực trước, siết từ trong góc ke siết ra.
9 Sau khi siết đủ lực cho bu lông nào thì đánh dấu ngay bằng bút sơn.
10
11 Xác định vị trí chi tiết CH57607 bằng cỡ đặt tại đầu vách và cuối vách.
12 Đặt tấm nhôm định hình CH57607 lên giữa khung, cách mép dưới khung cửa sổ 25mm theo bản vẽ II-02-A-1-1, đầu tấm phải cách mép cạnh cột thứ 2 là 7mm, mặt có gân hướng xuống dưới.
13 Sau khi đã cân chỉnh chính xác, kẹp giữ chi tiết 57607 bằng 2 cảo chữ C chia đều tại 2 đầu tấm vào khung xương.
14 Dùng khoan điện gắn mũi 6.5mm khoan theo các vị trí quy định trên dưỡng, chú ý khi khoan mũi khoan phải vuông góc với mặt tấm nhôm.
15 Dùng súng hơi thổi sạch những phoi nhôm bẩn do khoan lỗ sinh ra trên mặt nhôm .
16 Dùng súng rút rivet hơi để rút các rivet thép 6.5mm. Khi dùng súng phải mang kính bảo hộ.
17 Sơn chống gỉ phần mộng bên trong CT 57607 và phần ghép nối tiếp bên ngoài của chi tiết CH56886
18 Cho joan cao su vào phần ghép nối tiếp vừa sơn của chi tiết CH56886.
19 Đặt tấm nhôm định hình CH56886 lên giữa khung,áp rìa còn lại của joan cao su lên mép dưới trên toàn bộ chiều dài chi tiết 57607, đầu tấm phải bằng mép với cạnh cột thứ 1 của vách tính từ đầu xe, mặt có gân hướng xuống dưới, dùng búa cao su đánh từ từ vào cho đến khi nào joan vào sát và khe hở giữa 2 chi tiết 57607 và 56886 bằng 2.4mm trên toàn bộ chiều dài thì thôi. Kiểm tra độ rộng khe hở bằng thước đo khe hở.
20 Sơn chống gỉ phần mộng bên trong chi tiết 56886 và phần ghép nối tiếp bên ngoài của chi tiết bản lề CH57519
21 Gắn joan chống rung vào chi tiết 57519 đã được xử lý bởi trạm 2.2 mang theo cả các bu lông M8 đầu bông có gắn các neo ke hình bình hành.
22 Lắp chi tiết 57519 vào chi tiết 56886 bằng neo ke trước, sau đo dùng búa cao su thực hiện như thao tác 19.
23 Dùng cần lực 21N/m siết các bu lông đầu bông M8.
24 Lắp các chi tiết 1,2,3 đã được xử lý tại trạm 1.2 theo bản vẽ II-04-A-1-1, lực siết của bu lông M10 vào thanh xương đứng là 47N/m .
25 Lắp mút cách nhiệt vào
26 Lắp chi tiết CH 49075 có ký hiệu 30 trong bản vẽ II-22-A-2-1 đã được xử lý vào góc trong giữa vách và sàn xe theo hướng dẫn của bản vẽ II-09-A-1-1& II-02-A-6-1
27 Sau khi đã lắp xong, tách khung vách ra khỏi dàn gá, tiến hành gắn vách vào khung sàn, sau khi tách, hạ phần chân vách xuống trước, kềm giữ không cho trượt rồi mới dựng vách lên. Lấy điểm đặt là đầu thanh đứng thứ 3 , đầu thanh đứng thứ 6 đếm từ đầu xe vào, móc 2 dây cẩu vào điểm đặt lực, cần có 2 công nhân điều khiển đồng thời 2 cẩu, nâng khung vách lên vào vị trí gá lắp với khung sàn
28 Giữ nguyên cẩu, cân chỉnh độ uốn dọc của khung vách phải bằng chỉ nhợ, kẹp giữ cố định bằng 7 cảo chữ C
29 Dùng khoan điện gắn mũi 11mm khoan theo các vị trí quy định trên bản ve II-02-A-1-1, chú ý khi khoan mũi khoan phải vuông góc với mặt chi tiết và phải có nước giải nhiệt mũi khoan.
30 Bắt bu lông M10-25 vào các lỗ vừa khoan, siết đều các bu lông này bằng cần lực cho đến khi đạt đủ lực yêu cầu 50N/m
31 Tháo khung vách ra khỏi cẩu

d. LẮP VÁCH TRÁI
1 Chuẩn bị các chi tiết cho việc gá lắp: căn cứ vào bản vẽ II-02-A-2-1lần lượt chọn và sắp các chi tiết thành trái vào xe đẩy đưa đến bàn gá vách phải
2 Tất cả các thanh nhôm chi tiết đều được quy định sao cho tên của chúng trong bản vẽ lắp ráp và trên bàn gá là giống nhau. Đặt các thanh chi tiết từ số 1 đến 14 vào bàn gá vách phải, đặt từ đầu vách đến cuối vách, lưu ý đặt đúng chiều được đánh dấu trên các thanh dọc.
3 Có 5 loại ke nhôm có các ký hiệu AG 6222-06,AG 4833-03,AG 6221-09, 0100-00-RR trên bản vẽ II-02-A-7-1.Tập trung các ke nhôm thành nhóm trên mặt bàn ga trước sao cho thuận lợi nhất đối với người lắp ráp, thường thì ke nhôm nằm cách vị trí lắp ráp của nó không quá 1m
4 Đặt 5 loại ke nhôm trên vào các vị trí quy định trong bản vẽ II-A-2-1, có 3 loại bu lông để cố định các ke nhôm này:
-AG 6222-06 dùng 4 bu lông M8-20 đầu bông
-AG 4833-03 dùng 4 bu lông M8-15 đầu bông
-AG 6221-09 dùng 2 bu lông M8-15 đầu bông
-0100-00-RR dùng 3 bu lông M8-15 đầu bông bắt vào các thanh treo ngang và 3 bu lông M10-20 đầu lục giác bắt vào các thanh đứng chịu lực chính
5 Vặn nhẹ bằng tay để điều chỉnh miếng neo ke hình bình hành xoay lọt vào trong lòng các thanh tiếp xúc với ke.
6 Vặn nhẹ bằng tay vào ven răng của các chi tiết 56221đã được xử lý bởi trạm 2.2 vào các vị trí quy định trong bản vẽ II-02-A-2-1.
7 Dùng dụng cụ vặn đầu bông siết cố định sơ bộ(chỉ siết vừa phải, chưa đạt đủ lực yêu cầu) các bu lông nói trên. Các bu lông này chỉ có thể sử dụng 1 lần duy nhất, nếu tháo ra thì không sử dụng lại được nữa.
8 Ở 2 vị trí cửa lên xuống ở vách phải cần có thêm 2 thanh gá để cố định các chi tiết nhôm khi siết lực
9 Khi các chi tiết đã được cân chỉnh chính xác, mặt trên của các thanh nhôm phải nằm trên cùng 1 mặt phẳng, tiến hành siết các bu lông bằng cần lực 21N/m, phải siết theo thứ tự mỗi cạnh ke 1 bu lông, siết bu lông bắt vào cạnh chịu lực trước, siết từ trong góc ke siết ra.
10 Dùng súng rút rivet hơi để lắp các chi tiết 14a theo bản vẽ II-02-A-2-1
11 Sau khi siết đủ lực cho bu lông nào thi' đánh dấu ngay bằng bút sơn.
12 Lắp phần vỏ nhôm cho vách phải: có 2 chi tiết CH57607 & CH56886 quy định trong bản vẽ II-02-A-7-1và II-02-A-7-1. Thực hiện xác định vị trí chi tiết CH57607 2 lần bằng cỡ đặt tại đầu vách và cuối vách.
13 Sau khi đã cân chỉnh chính xác, kẹp giữ chi tiết 57607 bằng 2 cảo chữ C chia đều tại 2 đầu tấm vào khung xương. Thực hiện thao tác này cho cà 2 chi tiết 57607
14 Dùng khoan điện gắn mũi 6.5mm khoan theo các vị trí quy định trên dưỡng, chú ý khi khoan mũi khoan phải vuông góc với mặt tấm nhôm.
15 Dùng súng hơi thổi sạch những phoi nhôm bẩn do khoan lỗ sinh ra trên mặt nhôm .
16 Dùng súng rút rivet hơi để rút các rivet thép 6.5mm. Khi dùng súng phải mang kính bảo hộ.
17 Sơn chống gỉ phần mộng bên trong CT 57607 và phần ghép nối tiếp bên ngoài của chi tiết CH56886
18 Cho joan cao su vào phần ghép nối tiếp vừa sơn của chi tiết CH56886.
19 Đặt tấm nhôm định hình CH56886 lên giữa khung,áp rìa còn lại của joan cao su lên mép dưới trên toàn bộ chiều dài chi tiết 57607, đầu tấm phải bằng mép với cạnh cột thứ 1 của vách tính từ đầu xe, mặt có gân hướng xuống dưới, dùng búa cao su đánh từ từ vào cho đến khi nào joan vào sát và khe hở giữa 2 chi tiết 57607 và 56886 bằng 2.4mm trên toàn bộ chiều dài thì thôi. Kiểm tra độ rộng khe hở bằng thước đo khe hở.
20 Sơn chống gỉ phần mộng bên trong chi tiết 56886 và phần ghép nối tiếp bên ngoài của chi tiết bản lề CH57519
21 Gắn joan chống rung vào chi tiết 57519 đã được xử lý bởi trạm 2.2 mang theo cả các bu lông M8 đầu bông có gắn các neo ke hình bình hành.
22 Lắp chi tiết 57519 vào chi tiết 56886 bằng neo ke trước, sau đo dùng cảo ép thực hiện như thao tác 19.
23 Dùng cần lực 21N/m siết các bu lông đầu bông M8.
24 Lắp các chi tiết 1,2,3 đã được xử lý tại trạm 1.2 theo bản vẽ II-04-A-1-1, lực siết của bu lông M10 vào thanh xương đứng là 47N/m .
25 Sau khi đã lắp xong, tách khung vách ra khỏi dàn gá, tiến hành gắn vách vào khung sàn, sau khi tách, hạ phần chân vách xuống trước, kềm giữ không cho trượt rồi mới dựng vách lên. Lấy điểm đặt là đầu thanh đứng thứ 3 , đầu thanh đứng thứ 6 đếm từ đầu xe vào, móc 2 dây cẩu vào điểm đặt lực, cần có 2 công nhân điều khiển đồng thời 2 cẩu, nâng khung vách lên vào vị trí gá lắp với khung sàn. Công tác này được thực hiện sau khi lắp xong khung vách trái vào khung sàn và dỡ cẩu ra.
26 Lắp mút cách nhiệt vào vách hông
27 Giữ nguyên cẩu, cân chỉnh độ uốn dọc của khung vách phải bằng chỉ nhợ, kẹp giữ cố định bằng 7 cảo chữ C
28 Dùng khoan điện gắn mũi 11mm khoan theo các vị trí quy định trên bản ve II-02-A-1-1, chú ý khi khoan mũi khoan phải vuông góc với mặt chi tiết và phải có nước giải nhiệt mũi khoan.
29 Bắt bu lông M10-25 vào các lỗ vừa khoan, siết đều các bu lông này bằng cần lực cho đến khi đạt đủ lực yêu cầu 50N/m
30 Lắp chi tiết CH 49075 có ký hiệu 30 trong bản vẽ II-22-A-2-1 đã được xử lý vào góc trong giữa vách và sàn xe theo hướng dẫn của bản vẽ II-09-A-1-1& II-02-A-6-1
31 Tháo khung vách ra khỏi cẩu
32 Tháo 2 thanh gá vùng cửa lên xuống ra khỏi khung vách
33 Lắp chi tiết CH 49075 có ký hiệu 31 trong bản vẽ II-22-A-2-1 vào góc trong giữa vách và sàn xe theo hướng dẫn của bản vẽ II-09-A-1-1& II-02-A-6-1
34 Lắp bậc lên xuống cho 2 lối ra vào xe, hàn điểm dọc theo mép bậc, cách khoảng 5cm.
35 Hàn 2 bên và mặt dưới các thanh xương gia cường vào bậc lên xuống, mỗi mối hàn dài 2cm, cách khoảng 5cm. Sơn chống sét mối hàn.

e. Mui
1Chuẩn bị các chi tiết cho việc gá lắp: căn cứ vào bản vẽ II-02-A-3-1lần lượt chọn và sắp các chi tiết mui vào xe đẩy đưa đến bàn gá mui.








2Tất cả các thanh nhôm chi tiết đều được quy định sao cho tên của chúng trong bản vẽ lắp ráp và trên bàn gá là giống nhau. Đặt 2 chi tiết CH57369 lên bàn gá trước, sau đó mới đặt các thanh chi tiết từ số 16 đến 22 sau, đặt từ đầu vách đến cuối vách.



3 Có 2 loại ke nhôm có các ký hiệu AG 4833-03,AG 6221-09 trên bản vẽ II-02-A-7-1.Tập trung các ke nhôm thành nhóm trên mặt bàn ga trước sao cho thuận lợi nhất đối với người lắp ráp, thường thì ke nhôm nằm cách vị trí lắp ráp của nó không quá 1m
4 Đặt 2 loại ke nhôm trên vào các vị trí quy định trong bản vẽ II-A-3-1,loại bu lông để cố định các ke nhôm này:
5 -AG 4833-03 dùng 4 bu lông M8-15 đầu bông
6 Dùng dụng cụ vặn đầu bông siết cố định sơ bộ(chỉ siết vừa phải, chưa đạt đủ lực yêu cầu) các bu lông nói trên. Các bu lông này chỉ có thể sử dụng 1 lần duy nhất, nếu tháo ra thì không sử dụng lại được nữa.
7 Khi các chi tiết đã được cân chỉnh chính xác, mặt trên của các thanh nhôm phải nằm trên cùng 1 mặt phẳng, tiến hành siết các bu lông bằng cần lực 21N/m, phải siết theo thứ tự mỗi cạnh ke 1 bu lông, siết bu lông bắt vào cạnh chịu lực trước, siết từ trong góc ke siết ra.
8 Khi siết đủ lực cho bu lông nào thì đánh dấu ngay bằng bút sơn cho đến hết.
9 Sau khi lắp ráp xong phần xương mui, tiến hành trải tấm tôn mui, nếu có gỉ sét trên bề mặt thì phải dùng máy chà nhám đánh sạch. Cắt dọc tôn mui bằng kéo cho vừa chiều ngang mui.
10 Căng tôn mui :
- 2 đầu của miếng tôn được khoét 3 lỗ cách mép tôn ít nhất 5cm tương ứng với vị trí các lỗ xỏ bu lông trên thanh kẹp. Chiều dài của tấm tôn phải dài hơn chiều dài của khung xương mui ít nhất 10cm.
- Tra 2 bộ thanh kẹp vào, cố định chúng trên bộ căng mui có sẵn tại 2 đầu dàn ga, cân chỉnh sao cho trục dọc tôn trùng với trục dọc khung xương mui
- Dùng mỏ lết siết đều 3 bu lông tăng-đơ cho đến khi tôn thật thẳng và sát khung xương thì dừng lại
11 Dùng đột lấy dấu trước khi khoan.
12 Dùng khoan điện gắn mũi 5 mm khoan theo các vị trí đã được đột trước, chú ý khi khoan mũi khoan phải vuông góc với mặt chi tiết.
13 Dùng súng hơi thổi sạch những phoi nhôm do khoan lỗ sinh ra trên mặt nhôm .
14 Dùng súng rút rivet hơi loại nhỏ để rút các rivet nhôm 5mm. Khi dùng súng phải mang kính bảo hộ. Cả 3 thao tác 13,14,15 cần tiến hành xen kẽ dọc theo chiều dài tôn.
15 Dán băng keo giấy dọc theo chiều dài khung. Bắn keo Vulkem 931 dọc theo chiều dài tôn, phủ lên lên các đầu mũ ri-vê, dùng cỡ vuốt dọc theo cạnh của chi tiết CH57369 để tạo dáng bán nguyệt cho đường keo.
16 Bỏ kẹp kéo căng ra, cắt bỏ phần tôn thừa bên ngoài mui.
17 Đặt cỡ để khoét lỗ máy lạnh, quạt thông gió lên mui sao cho trục dọc cỡ trùng với trục dọc mui, dùng bút vạch dấu rồi lấy cỡ ra.
18 Dùng khoan điện gắn mũi 10mm mở lỗ trong phần sẽ cắt bỏ đi.
19 Từ những lỗ vừa mở, dùng máy cưa lộng đưa vào cắt bỏ phần tôn thừa theo những đường đã được lấy dấu trước
20 Lấy dấu để định vị cho hai thanh nhôm đế máy lạnh
21 Bơm keo Vulkem 931lên bề mặt mui trong phạm vi vừa lấy dấu, dán 2 thanh nhôm đế lên.
22 Dùng súng hơi thổi sạch những phoi nhôm bẩn do khoan lỗ sinh ra trên mặt nhôm .
23 Dùng ta rô 6.5mm tạo ven răng cho các lỗ vừa khoan
24 Dùng súng rút rivet hơi để rút các rivet thép 6.5mm. Khi dùng súng phải mang kính bảo hộ.
25 Thu hồi hoặc loại bỏ những vật liệu, vật dụng còn sót lại trên bề mặt mui.
27 Dùng cẩu mang 2 móc chuyên dùng nâng mui ra khỏi bàn gá đưa vào vị trí trạm 3.1 lúc này chưa có chassis. Điểm đặt lực cách đều 2 đầu mỗi đầu 2m, nằm ở phía cạnh dưới 2 chi tiết CH57369.
28 Dùng súng bơm keo hơi bơm keo 931 dọc theo những đường tiếp xúc giữa xương và tôn mui.

f. HÔNG VÀ ĐẦU
1. Chuẩn bị miếng nhôm hông:

- Các miếng nhôm cần được gia cố bằng các thanh nhôm xương trước khi đưa vào lắp ráp.
- Dùng máy cắt nhôm xử lý miếng nhôm hông nơi vè xe
- Khi dán các thanh vào cần phải xử lý bề mặt tiếp xúc bằng cách làm nhám bằng máy chà nhám
- Dùng băng keo giấy dán lấy dấu xung quanh nơi sẽ trét keo để tránh làm dơ bẩn khu vực xung quanh.
- Dùng cọ quét primer Sikasil cho cả thanh bản lề, tấm nhôm và thanh giằng ngang tấm, kế đó dùng súng bơm keo Sikasil theo kiểu chữ Z trên phần diện tích vừa quét keo của miếng nhôm, dùng dao trét chan đều trên bề mặt đã quét primer..
- Dán thanh nhôm bản lề vào, kẹp giữ bằng cảo và tháo ra sau 4h.
- Đặt miếng nhôm lên 1 mặt phẳng. Dán các thanh nhôm xương vào, dùng thép thanh thẳng & nặng ép dọc theo chiều dài đường dán. Chờ keo khô thì lấy các vật kềm giữ ra. Thời gian khô của keo phải trên 4h
- Dùng máy hàn nhôm hàn nối giữa thanh xương đứng và bản lề, vệ sinh mối hàn, sau đó bịt kín đầu các thanh nhôm đứng bằng phốt cao su, dùng dao cắt cho mặt cao su trùng với mặt cắt thanh.
- Bơm keo chung quanh những chỗ vừa dán
- Các tấm nhôm được gia công thành từng bộ và được xếp vào xe đẩy.



























2- Bắt các bản lề, chốt khóa dọc theo thân xe bằng bu lông M8, lực siết 50N/m



3- Tra joan cao su bản lề vào các chi tiết 57519 dọc theo 2 bên thành xe.








- Mài, giũa, cạo sạch các phoi trong rãnh tấm nhôm trước khi đưa vào ráp
4- Dùng nước nhờn bôi trơn cạnh joan trước khi đưa tấm vách hông dưới vào, trượt tấm hông dưới theo đường rãnh đến vị trí được hướng dẫn trên bản vẽ…. Cố định phần mép dài còn lại bằng bu lông M6. Khi ráp phần vách có khoét bỏ một phần cho lòng vè thì phải cẩn thận, tấm vách có thể bị vặn ngay tại nơi bị khoét.
- Dùng cỡ kiểm tra khe hở giữa các tấm nhôm, kiểm tra độ phẳng các tấm nhôm với nhau, dùng bào tay và máy mài hơi để khắc phục lỗi bề mặt.

Sơn chống gỉ phần mộng bên trong chi tiết 56886 và phần ghép nối tiếp bên ngoài của chi tiết bản lề CH57519
Gắn ioan chống rung vào chi tiết 57519 đã được xử lý bởi trạm 2.2 mang theo cả các bu lông M8 đầu bông có gắn các neo ke hình bình hành.
Lắp chi tiết 57519 vào chi tiết 56886 bằng neo ke trước, sau đo dùng búa cao su thực hiện như thao tác 22.
Dùng cần lực 21N/m siết các bu lông đầu bông M8.
Lắp các chi tiết 1,2,3 đã được xử lý tại trạm 1.2 theo bản vẽ II-04-A-1-1, lực siết của bu lông M10 vào thanh xương đứng là 47N/m .
Công tác lắp ráp vách trái: lặp lại từ bước 12 trở đi nhưng khi lắp phải tuân thủ sự chỉ dẫn của bản vẽ II-02-A-1-1
Sau khi đã lắp xong cả 2 vách, tách khung vách ra khỏi dàn gá, tiến hành gắn vách vào khung sàn, sau khi tách, hạ phần chân vách chạm đất trước, kềm giữ không cho trượt rồi mới dựng vách lên. Lấy điểm đặt là đầu thanh đứng thứ 3 , đầu thanh đứng thứ 6 đếm từ đầu xe vào, móc 2 dây cẩu vào điểm đặt lực, cần có 2 công nhân điều khiển đồng thời 2 cẩu, nâng khung vách lên vào vị trí gá lắp với khung sàn
Giữ nguyên cẩu, cân chỉnh độ uốn dọc của khung vách phải bằng chỉ nhợ, kẹp giữ bằng 7 cảo chữ C
Dùng khoan điện gắn mũi 11mm khoan theo các vị trí quy định trên bản ve II-02-A-2-1, II-02-A-1-1, chú ý khi khoan mũi khoan phải vuông góc với mặt chi tiết.
Bắt bu lông M10-25 vào các lỗ vừa khoan, siết đều các bu lông này bằng cần lực cho đến khi đạt đủ lực yêu cầu 50N/m
Tháo khung vách ra khỏi cẩu
Tiếp tục thực hiện cho vách còn lại, các bước lắp ráp được thực hiện