Ai có nhu cầu tên miền liên hệ email
kimtinh1982@gmail.com
Thứ Ba, 16 tháng 12, 2008
Ảnh minh họa của Google.
Trước khi bắt tay vào kinh doanh, bạn nên tự đánh giá bản thân để biết mình có tính cách, trình độ và số vốn cần thiết không? Việc kinh doanh thành công 90% là do chủ doanh nghiệp làm việc tích cực và có kỹ năng cần thiết, chỉ 10% là nhờ may mắn.
> Những thách thức khi khởi sự kinh doanh
Hãy tham khảo những điểm sau đây để bạn xem có thể thành công tới mức nào:
1- Đặc điểm cá nhân:
- Quyết tâm: Để thành công trong kinh doanh bạn phải có quyết tâm, sẵn sàng đặt việc kinh doanh lên trên hết. Có nghĩa là bạn muốn kinh doanh lâu dài và sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong kinh doanh.
- Động cơ: Tại sao bạn có kế hoạch khởi sự kinh doanh? Việc kinh doanh có thể dễ dàng thành công hơn nếu bạn có kế hoạch và vì bạn thực sự muốn trở thành một chủ doanh nghiệp thành đạt. Nếu bạn kinh doanh vì buộc phải như vậy, hay là vì bạn đang thất nghiệp, thì bạn sẽ ít có cơ hội thành công hơn. Nhưng điều này thực sự phụ thuộc vào mức độ quyết tâm khởi sự doanh nghiệp của bạn.
- Thành thật: Nếu bạn không thành thật với nhân viên, những người cung cấp và khách hàng, bạn sẽ bị mang tiếng. Tiếng xấu sẽ ảnh hưởng không tốt tới việc kinh doanh.
- Sức khỏe: Tiến hành kinh doanh là công việc vất vả. Bạn cần có sức khỏe để làm việc tích cực.
- Chấp nhận rủi ro: Không có ý tưởng kinh doanh nào tuyệt đối an toàn. Bạn luôn phải chịu rủi ro trong kinh doanh. Cho dù một người sẵn sàng chịu rủi ro khi kinh doanh thì cũng chỉ nên để xảy ra những rủi ro có thể chấp nhận được sau khi đã cân nhắc kỹ.
- Quyết đoán: Trong kinh doanh, bạn phải đưa ra các quyết định quan trọng chứ không thể đẩy cho người khác. Ra các quyết định lớn là việc rất quan trọng trong điều hành doanh nghiệp. Bạn có thể ra các quyết định lớn hay không?
- Sự hỗ trợ của gia đình: Tiến hành kinh doanh sẽ mất nhiều thời gian. Điều quan trọng là phải được gia đình ủng họ. Họ phải đồng tình với kế hoạch khởi sự doanh nghiệp của bạn. Muốn có được điều này bạn phải chuẩn bị kỹ bản kế hoạch kinh doanh để thuyết phục gia đình tin tưởng vào việc kinh doanh của bạn sẽ thành công.
- Tình hình tài chính: Sẽ là điểm mạnh nếu bạn có vốn để kinh doanh và mất tiền thì cũng gây ảnh hưởng lớn.
2- Kỹ năng và kiến thức
- Tay nghề kỹ thuật: Là những năng lực thực hành cần thiết để sản xuất hay cung ứng dịch vụ trong kinh doanh. Thí dụ để mở hiệu may bạn phải biết cắt may, để kinh doanh gara ôtô thì bạn phải biết sửa xe.
- Các kỹ năng quản lý kinh doanh: Là những kỹ năng cần thiết để điều hành kinh doanh có hiệu quả. Quan trọng nhất là kỹ năng quản lý nhân sự, nhưng ngoài ra còn cần đến các kỹ năng về tiếp thị, tính chi phí và sổ sách kế toán.
- Kiến thức về ngành kinh doanh: Nếu bạn có kinh nghiệm và kiến thức về ngành kinh doanh của mình, bạn sẽ tránh được những thiếu sót thường gặp.
- Các kỹ năng cá nhân: Bạn cũng biết rằng không phải ai cũng có thể kinh doanh thành đạt. Những người kinh doanh thành công phải có một số kỹ năng đặc thù để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của một người chèo lái doanh nghiệp.
Những kỹ năng đó có thể nêu ngắn gọn là:
Sáng tạo: Khéo léo, trí tưởng tượng phong phú, có nhiều ý tưởng mới, tìm ra những giải pháp sáng tạo.
Kinh doanh: Luôn có sáng kiến, suy nghĩ tích cực, mạo hiểm, kiên định.
Thu thập thông tin: Có kỹ năng tổ chức nghiên cứu, phân tích thông tin, xây dựng hệ thống dữ liệu, thông tin.
Tự chủ: Chủ động, quyết đoán, ham học hỏi, có động cơ, giải quyết vấn đề.
Giao tiếp: Kỹ năng nghe, viết, giao tiếp, thỏa thuận, trình bày.
Tổ chức: Lập kế hoạch, quản lý thời gian, xác định và phấn đấu đạt mục tiêu.
Kỹ thuật công nghệ: Sử dụng tốt Internet, máy tính...
Kỹ năng đối nhân xử thế: Lãnh đạo, giải quyết mâu thuẫn, quản lý, theo dõi và làm việc theo nhóm, tư vấn.
(Theo Tài liệu hướng dẫn thanh niên lập nghiệp)
Thứ Năm, 11 tháng 12, 2008
CTY TNHH BÁNH NGỌT LOVEBREAD | |||
520/82B.QL13,KP 6,P.Hiệp Bình phước,Q.Thủ ĐỨC,TP.HCM | |||
MST:0303390479-Tel:39680978-Fax:37269521 | |||
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI | |||
TÊN | SỐ ĐIỆN THOẠI | TÊN | SỐ ĐIỆN THOẠI |
VĂN PHÒNG | BÁN HÀNG | ||
Chú Bình | 0903 952 897 | A.Hân(GSBH) | 1222 919 1481 |
38 369 634 | (08)9374095 | ||
Cô Nga | (08)38369634 | Hằng | 0902 721 057 |
A.Hòa | 0988 200 699 | C.Liễu | 0909 910 770 |
A.Duy | 0903 664 414 | C.Uyên | 0903 324 619 |
0903 885 249 | Đáo(út lớn) | 0938 156 652 | |
A.Bình | 0909 866 894 | An | 1227 006 787 |
A.Hùng | 0903 303 424 | C.Thảo | (08)39374195 |
C.Mân | 0908 337 703 | C.Ái | 0988 996 700 |
C.Trang | 0908 145 995 | Thùy Anh | 0938 129 796 |
C.Thảo | 0905 678 219 | C.Hạnh | 0908 876 255 |
Dung | 0122 762 0716 | C.Quyên | 0903 065 955 |
A.chiến-Thủ kho | 0908 244 489 | C.Tiếng | 0122 793 9109 |
A.Tinh | 0908 089 208 | C.Hiễu | 0933 540 484 |
BẾP | C.Thu | 0907 943 464 | |
C.Thụy | 0902 647 696 | C.Uên(Oanh) | 0907 321 044 |
C.Nga | 0983 449 144 | CỬA HÀNG | |
C.Hải | 0914 811 542 | VP Kế Toán | 39 680 978 |
A.Minh | 0933 085 735 | KhoThành Phẩm | 39 680 996 |
A.Phước | 01698873722 | CH.Bùi Viện | 39 683 099 |
A.Vy | 0907248852 | CH.Etown I | 38 124 768 |
Út Nhí | 0982747938 | CH.Garden | 39 683 079 |
VẬN CHUYỂN | CH.Quận 7 | 54 121 504 | |
A.Hùng | 01666632031 | CH.Lữ Gia | 39 683 424 |
A.Phúc | 0985886887 | CH.Đầm Sen | 39 683 485 |
A.Bảo | 0909990520 | Fivi mart -PMH | 54 121 467 |
C.Ân | 0917220435 | Phạm Ngũ Lão | 0902 361 603 |
THÀNH PHẨM | A.Giang-điện | 0908 239 427 | |
C.Thơ | 01684104346 | A.Tâm-sắt | 0908 430 512 |
Tiên | 0933 927 744 | A Hậu-xây dựng | 0903 803 285 |
Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2008
Người suốt đời gặp may
Vì phải dắt xe đi thay săm nên chị đến công ty trễ mất 15 phút. Bà phó phòng nói rằng giám đốc cho gọi chị. Chị nghĩ: “Nếu giám đốc khiển trách về việc đi làm trễ thì mình sẽ thành khẩn xin lỗi chứ không thanh minh”. Nhưng không có một lời khiển trách nào cả. Sếp gặp chị để mong chị thông cảm rằng lẽ ra hôm nay chị phải nhận được quyết định tăng lương, vì đã đến hạn, nhưng vì mục tiêu chống lạm phát nên Chính phủ đã cắt giảm nhiều hạng mục đầu tư công, trong đó có một dự án của công ty. Do vậy, tình hình tài chính của công ty có gặp khó khăn nên chị và một số người đáng lẽ được tăng lương đợt này nhưng phải lùi lại một thời gian và sẽ được đền bù vào kỳ tăng lương sau. Chị về phòng làm việc với một niềm vui nho nhỏ: “Vẫn là may. Nhà nước cắt giảm đầu tư công tới hơn 41.000 tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp lao đao, phải giảm lương của cán bộ công nhân viên, thậm chí có đơn vị phải cắt giảm nhân lực. Mình không bị giảm lương, lại còn được đền bù vào kỳ tăng lương sau, thế là may. Cái may thứ hai là mình được làm việc với một ông giám đốc tài ba và rất tử tế”. Buổi chiều, chị mua hải sản, làm một bữa cơm thịnh soạn để cả nhà ăn mừng ba cái may trong ngày của chị. Ngày hôm sau, trên đường đi làm về, chồng chị bị một gã ngổ ngáo chạy xe đánh võng va vào xe của anh ấy, khiến chồng chị bị tai nạn, xây xát ở chân và tay. Khi nghe chồng kể chuyện này, chị nghĩ: “Thế là quá may, bị tai nạn giao thông mà chỉ xây xát nhẹ chứ không phải vào viện”. Và chị lại làm một bữa tươi để ăn mừng cái may của gia đình mình. Khi mẹ chị qua đời vì tuổi cao và bệnh nặng, tôi đến chia buồn, chị nói: “May mà mẹ em đi vào một ngày tuyệt đẹp, nắng vàng rực rỡ, lại là ngày hoàng đạo, không có mưa nên cái huyệt rất khô ráo”. Như thế đó, chị là một người suốt đời gặp may. Đó không chỉ là một lối tư duy tích cực mà còn là một lối sống lạc quan và nhờ lối sống này mà chồng con chị không bao giờ phải nghe tiếng thở dài (cái âm thanh não ruột nhất thường phát ra từ người đàn bà). Ở đâu và bao giờ, nụ cười cũng luôn nở trên môi chị và nhờ thế, trong giao tiếp chị luôn chiếm được cảm tình của người khác và chị làm việc gì cũng hanh thông. Giờ đây tuy đã gần 40 tuổi rồi nhưng nom chị vẫn trẻ trung như tuổi 20. Hạnh phúc là gì? Câu hỏi này rất khó trả lời. Giàu có chưa chắc đã hạnh phúc. Tiền bạc và của cải là thứ mà ai ai cũng muốn tìm kiếm nhưng không phải cứ muốn là có. Song một lối sống lạc quan là cái mà chúng ta hoàn toàn có thể tự tạo ra được. Theo Nhà văn Hoàng Hữu Các Gia đình
Thứ Năm, 27 tháng 11, 2008
Để sống không hối tiếc
Nếu bạn muốn duy trì sự thanh thản cho tâm hồn và sống một cuộc đời mà khi ngoái đầu nhìn lại không cảm giác hối tiếc, sao bạn không thử áp dụng những gợi ý sau?
Hãy tâm niệm rằng không bao giờ là quá muộn để điều chỉnh lại cuộc sống và rút kinh nghiệm cho bản thân.
1. Tha thứ cho bản thân: Trong đời ai cũng có lúc phạm sai lầm. Điều quan trọng là bạn chịu sửa đổi để rút kinh nghiệm.
2. Học hỏi: Tất cả những người xung quanh bạn đều có cái hay để bạn học hỏi, chẳng hạn ông bạn có thể giúp bạn tìm hiểu về lịch sử, bố bạn có thể chỉ dẫn bạn môn bóng đá, mẹ bạn truyền lại cho bạn nghệ thuật nấu nướng...
3. Yêu thương: Hãy bày tỏ cho những người xung quanh biết bạn yêu quý họ đến mức nào và thể hiện tấm lòng quý mến đó bằng nhiều cách khác nhau.
4. Trân trọng những gì bạn đang sở hữu: Chỉ cần ghi ra mười món quà bạn đã nhận được và dán lên nơi nào đó mà bạn có thể nhìn thấy mỗi ngày, bạn sẽ thấy mình hạnh phúc biết bao.
Ước muốn những gì bạn cho rằng lẽ ra mình phải có là hoàn toàn không khôn ngoan. Thay vào đó, hãy biết chấp nhận và hạnh phúc với những gì mình đang có.
5. Tiết giảm những thói quen xấu: Những thói quen này sẽ sớm làm con người bạn tàn tạ, chẳng hạn như ăn thức ăn nhiều đường và mỡ, uống nhiều rượu, lười luyện tập thể dục và không ngủ đủ giấc. Có thể khi còn trẻ bạn chưa thấy tác hại của những thói quen này nhưng chắc chắn về già bạn sẽ không tránh khỏi.
6. Nói lời xin lỗi: Dừng ngay khi bạn nhận ra rằng mình đã xúc phạm, lừa dối, thờ ơ hay độc ác với một người nào đó. Hãy mạnh dạn nói lên lời xin lỗi: “Thật đáng tiếc, xin thứ lỗi cho tôi”. Dù người ấy có quay lưng với bạn hay không màng đến lời tạ lỗi, ít ra bạn cũng có trách nhiệm với hành động của bản thân.
7. Sống cởi mở: Cuộc đời rất phức tạp, ta nên sống cởi mở và thoải mái để tâm hồn mình cảm thấy hạnh phúc và thư thái.
8. Chú trọng đến tình cảm hơn là vật chất: Hãy quan tâm đến tình cảm và sở thích thay vì chạy theo vật chất. Nếu đời bạn cứ mãi nghĩ đến vật chất và vẻ bề ngoài, về sau bạn sẽ tiếc nuối vì đã bỏ qua những điều lẽ ra nên chú trọng.
9. Tránh lãng phí thời gian: Không hoang phí thời gian vào những người và việc không đáng. Hãy dành thời giờ quý báu cho những gì mang đem lại niềm vui và hạnh phúc cho bạn.
10. Xây dựng tổ ấm: Nếu có thể, hãy bắt tay vào tạo dựng cho mình một mái ấm, chớ hẹn lần hẹn lữa.
11. Đối đãi tốt với người bạn đời: Hãy luôn “tương kính như tân”. Cố gắng không cắn đắng nhau về chuyện tiền nong và luôn đặt tình nghĩa lên trên hết. Không những lưu tâm và tôn trọng ước mơ của người bạn đời mà còn phải giúp người ấy đạt được những mơ ước đó.
12. Quan tâm đến con cái: Hãy dành thời gian cho con cái càng nhiều càng tốt. Hãy vui đùa với chúng thay vì bỏ tiền mua quà cho chúng.
13. Chăm chỉ làm việc: Hãy luôn là một nhân viên mẫu mực, chuyên cần, siêng năng, một tấm gương tốt cho các nhân viên khác noi theo. Ngoài ra, hãy nghĩ cách cải thiện môi trường công tác để gia tăng hiệu quả làm việc.
14. Mỗi ngày mỗi sống tốt hơn: Mỗi ngày một nỗ lực đối xử tốt hơn với mọi người, chẳng hạn như chào hỏi những người rụt rè, nhường nhịn xe cộ trên đường...
15. Tránh bị ám ảnh về những gì không có thật: Đừng để tâm trí ám ảnh về những điều người ta gán cho bạn.
16. Thận trọng trong cư xử: Tránh thái độ hay cử chỉ thiếu tôn trọng ai đó trước mặt người thứ ba.
Thứ Ba, 25 tháng 11, 2008
SƯU TẦM
"Vậy anh ta rất đẹp trai phải không"~! Em trả lời "anh ta không đẹp trai như anh,cũng cao như anh,nói thật là so điều kiện thì không bằng anh......
Hôm sau,em viết cho anh một bức thư,em nói em đã xin nghỉ phép một ngày vì hôm đó em rất buồn nên không muốn đi làm,và em đã đến nhà người ấy.Anh phát hiện những gì em nói đều là sự thật,em đã yêu người đó.....
Ngày thứ ba,anh đi tìm em,hỏi tại sao em yêu người đó,lí do của em là "Tại vì,khi ở bên anh em không có được cảm giác ổn định và yên bình,đôi khi bên anh em rất vui vẻ,đôi khi lại làm em đau lòng khiến em buồn bã,người đó đã cho em một cảm giác yên bình,ổn định,một cảm giác không còn thấp thỏm....." Anh chỉ biết im lặng.....
Tối đến,anh gọi điện cho em,anh hỏi em "Phải chăng chúng ta nên chia tay?"
Em trả lời rằng "Em vẫn còn vấn vương giữa anh và người ấy,em không biết nên chọn ai....."
Em muốn anh chờ đợi,chờ đợi em đưa ra quyết định cuối cùng,nhưng.... anh không thể,người đó đột nhiên chen vào giữa hai chúng ta,thậm chí đến sau này anh mới biết có một người như thế trong thế giới của riêng hai ta.....
Ngày thứ tư,em thú nhận với anh rằng thật ra em đã nhận lời yêu nguời ấy từ hai tháng nay,hình như anh nghe thấy tiếng rạn nứt và sụp đổ trong trái tim của mình,anh cố gắng giấu đi gương mặt thất vọng và mỉm cuời hỏi em "Em còn chuyện gì giấu anh nữa không nhi?"
Hình như em hơi hoảng trước phản ứng của anh,bình thường đáng ra anh sẽ nổi giận trách em khi em có thái độ vuợt quá sự cho phép với một bạn khác phái nào đó,nhưng lần này anh lại mỉm cuời hỏi em,em trả lời bẳng giọng run run nghẹn ngào "Hết rồi...."
Anh hỏi "Em và người đó phát triển đến đâu rồi?"
Và em trả lời "Có lẽ.......đến hôn nhau..."
Trái tim anh cảm thấy hụt hẫng,anh nghĩ có lẽ không cần phải chờ đợi nữa,không cần phải chờ quyết định của em,anh đau lòng lắm,vì trong thời gian em vui vẻ bên người ấy tại sao lại còn đi chơi,hẹn hò cùng anh,bất giác anh nhìn xuống chân em,nơi bàn chân thon nhỏ ấy vẫn đang mang đôi giày Adidas mà anh đã mua tặng cho em trong cuộc hẹn tuần trước.
"Tại sao hôm ấy em vẫn vui vẻ nhận lời cuộc hẹn của anh?"
"Vì...,khi đi với anh em rất vui..."
Đêm ấy anh ngã lưng trên giường,anh suy nghĩ rất nhiều,rất nhiều,suốt hai năm bên nhau chúng ta đã trãi qua không ít sóng gió,sau cùng em cũng đã thay lòng,anh không bao giờ giấu em bất cứ gì,tất cả tất cả anh đều nói với em,vì anh sợ em lo lắng,anh biết rằng truớc kia anh quen rất nhiều bạn gái,nhưng anh cũng từng nói với em rằng suốt cuộc đời này anh dùng nhiều tâm trí và thời gian nhất vào mối tình giữa anh và em,đó là vì anh là mối tình đầu của em,anh muốn em có một cuộc tình thật đẹp,một lí do khác chính là...anh... RẤT YÊU EM.Những đợt gió đêm thoang thoảng khiến đầu óc anh rất tỉnh táo,khóe mắt có cảm giác mát lạnh,thì ra giọt nước mắt đã hình thành tự khi nào. "Nên buông tay thôi,nên để em đi tìm hạnh phúc của mình" đó là quyết định của anh,anh cam tâm hy sinh chính mình.....suốt đêm không ngủ,an đến trường với thân xác mệt mỏi và bước chân nặng nề.
Câu đâu tiên anh nói với em là "Chúng ta,nên đến hồi kết thúc rồi" đôi mắt em ửng đỏ,phút chốc giọt nước mắt vẽ một vệt dài trên gương mặt bé bỏng.Em nghẹn ngào hỏi "Tại sao?Tại sao không đợi em quyết định?" Anh im lặng,anh không muốn nhìn thấy gương mặt em ướt đẫm nước mắt vì nó khiến anh rất đau lòng,anh sẽ không kìm chế được và ôm em vào lòng,anh sợ những lời an ủi của anh sẽ lại đưa chúng ta vào vòng xoáy tình yêu.Trãi qua một thời gian im lặng dài như hàng thế kỉ em hỏi anh
"Thứ bảy này hẹn với em nhé!Em....muốn có một cuộc hẹn với anh,cuộc hẹn này là cuộc hẹn cuối cùng".
Em biết anh thương em hơn bất cứ gì trên đời,tuy lòng anh cứ nghĩ là không được nhưng ...anh vẫn trả lời bằng một cái gật đầu,anh sẽ kết thúc tất cả,anh sẽ rời em thật xa,đến một nơi em không thể liên lạc với anh,nhất định phải kết thúc...
Thứ bảy,em đến nơi chúng ta vẫn thường hẹn nhau và anh vẫn đứng đó đợi em với hy vọng tạo một ấn tượng tốt vào trái tim em bằng một nụ cười,em như cánh bướm xinh đẹp nhấp nhô bay đến,anh muốn ôm em vào lòng biết bao và hôn lên vầng trán em,không được,anh không thể làm vậy...
"Em ăn sáng chưa?" ~ vẫn câu hỏi cũ rích ấy
"Ăn rồi...." ~ có cảm giác em rất vui tươi
"Chúng ta đi xem phim nhé?"
"À....ok!" em vui vẻ trả lời
"Có phim nào mong muốn xem không?"
"Không có...."
"Vậy...chúng ta đi đến đó xem có chiếu những phim gì"
"Ừa!" Chúng ta cùng sánh vai đi,đột nhiên em quàng lấy tay anh."
"Anh...sao không nắm tay em như thường ngày?", ừ nhỉ,đã thỏa thuận đây là lần hẹn cuối cùng...anh phải để lại một kỉ niệm đẹp trong lòng em......
"Xin lỗi,vừa rồi anh mãi suy nghĩ"
"Suy nghĩ về chuyện gì?"
"Ừm..anh đang nghĩ là gần đây hình như không thấy quảng cáo phim mới" ~ anh cố nói dối em.
"Vậy ư?Cũng không sao,đến đó mới quyết định mà"
"Ừa" em tựa đầu vào vai anh như mọi khi"
"Hình như anh lại cao thêm đó"
"Thật hả?"
"Ừa,thoải mái thật..."
"Em gầy quá đấy...phải ăn nhiều lên mới được...."
"........."
Đến nơi,anh cũng không nhớ chúng ta đã chọn xem phim gì vì anh cứ mãi hỏi em "Nên xem phim nào".
Sau khi em trả lời anh đã vội vã đi mua vé sau đó đi mua món trà sữa em yêu thích nhất,em thấy anh chỉ cầm một ly trả sữa bèn hỏi "Vậy anh thì sao?"
"Hử?"
"Anh uống ca'i gì?"
"À..........."
"Không sao,em và anh uống chung"
"................"
Nội dung bộ phim đó anh không nhớ chút nào,anh cảm thấy rất mệt mỏi,rất bất lực.Em vẫn như xưa,ngồi trên ghế và nhẹ nhàng tựa đầu vào vai anh
"Thơm lắm............."
"Gì?"
"Mùi hương của em....thơm lắm.....đây là mùi hương của em...."
"............?"
Sau khi chia tay có lẽ anh sẽ không còn nghe được mùi hương đó...có lẽ đây là mùi hương anh sẽ hoài niệm.
Em hút một ngụm nhỏ trà sữa sau đó đưa cho anh,anh chỉ khẽ chạm vào ống hút,hình như em không biết và mãi mê hướng ánh mắt lên màn ảnh.
Cũng như tận cùng của tình yêu,bộ phim đã kết thúc,em lay anh dậy,không biết anh thiếp đi từ lúc nào.
"Hử?"
"Trưa rồi,chúng ta đi đâu ăm cơm nhỉ?"
"Em muốn ăn gì?"
"Gần đây anh có đi ăn nơi nào ngon ngon không?"
"Không có"
"Trên Trần Hưng Đạo có một quán ăn đồ Nhật mới khai trương,nghe nói đầu bếp là một nguời Nhật rất giỏi"
"Vậy ư?Nhưng.....có lẽ mắc lắm....."
"Cũng không đến nỗi,hai nguời ăn chỉ khoảng ba trăm ngàn hơn chút"
"Wa!Vậy thôi.....anh không mang nhiều tiền thế......"
"Không sao,em có mang"
"Không được!Ai lại để bạn gái trả tiền bao giờ"
"Không sao,dù gì em cũng chưa dùng đến nó"
"Nhưng sắp tới em sẽ đi du học mà!Cũng nên để dành tiền qua bên ấy chứ"
"Anh yên tâm,có để dành mà"
"Ừm..........."
Em biết không?Nhìn em ăn lòng anh rất vui,có cảm giác em rất mãn nguyện,còn nhớ có lần mẹ em mời anh đi ăn món Nhật,em không dám ăn cá Hồi sống,anh nói anh ăn một nữa em ăn một nữa,thế là em bị anh ép ăn miếng cá đó,hôm sau em trách anh hại em,hại em đau bụng suốt đêm.Mẹ em cũng rất mến anh,nói anh là người duy nhất có thể "dụ" em ăn những thứ mà em không thích.Nhìn em ngồi ăn Sushi và ăn cả cá Hồi sống, "Sao anh không ăn?"
"Nhìn em ăn là anh no rồi" ~ em đột nhiên đỏ mặt.
"Sao mặt lại đỏ hoét vậy?"
"Bị anh mê hoặc đó......anh quá đẹp trai" ~ Anh vẫn mỉm cười nhìn em.........
Sau đó anh quả thật rất mệt, "Anh muốn về ngủ...."
"Vâng~Cũng lâu rồi em không ghé nhà anh"~ Anh kêu Taxi về.Về đến nhà anh tắm cho mát và lên giường ngủ,đang ngon giấc có cảm giác miếng nệm lún xuống,mở mắt ra thấy em kề bên,ngã đầu vào cánh tay của anh.
"Tay anh không lực lưỡng đâu,không được êm phải không? ~ Anh từng hỏi em như thế.
"Không phải vậy,anh vẫn nhẹ nhàng vuốt tóc em mà,rất thoải mái...." ~ và anh nhẹ nhàng vuốt tóc em
So mới mái tóc dày của anh thì tóc em thưa hơn nhưng mềm mại hơn,bất giác anh hôn lên đôi má em.Nước mắt tự nhiên tuôn trào,may là em đã ngon giấc...... Ơ!Em đột nhiên tỉnh dậy,phải chăng nụ hôn của anh đã đánh thức em?
Em nhìn thấy anh đang khóc,em vươn tay ôm lấy anh.Anh cảm giác bờ vai em nhẹ nhàng run run,anh biết em cũng đang khóc,em nói trong tiếng nấc.......
"Em thương anh lắm..."
"Anh đau lòng lắm phải không?...."
"Xin lỗi anh....tất cả cũng do em không phải........"
"Anh biết không?...Em rất tin tưởng vào anh......." ..... em nói và còn nói rất nhiều từ tận đáy lòng.
Nước mắt anh tuy đã khô,nhưng.....trái tim anh vẫn còn rướm máu,em ngẩn đầu lên,anh nhìn em mỉm cười.
"Không cần chia tay một cách đau khổ như vậy em ạ,hãy theo đuổi hạnh phúc của mình,em nhé" ~ Em lại tựa đầu vào lòng anh.
Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2008
Lao động trong ngành ôtô mất việc làm
Thứ tư, 29/10/2008
Lắp ráp ôtô tại Công ty Honda Việt Nam. (Ảnh Trần Thuỷ) |
Nhiều DN sản xuất lắp ráp ôtô tại Việt Nam đang gặp khó khăn đã phải tạm ngừng sản xuất, cho lao động nghỉ việc.
Thị trường sụt giảm, DN cơ cấu lại nhân lực
Công ty Ford Việt Nam cho biết, đang tiến hành những điều chỉnh nhân sự để phù hợp với nhu cầu kinh doanh hiện tại, đảm bảo khả năng cạnh tranh và phát triển trong tương lai. Không đưa ra con số cụ thể, nhưng Ford Việt Nam thông báo có khoảng 20% nhân viên khối hành chính sẽ chịu sự tác động của chương trình này và Ford Việt Nam sẽ áp dụng chương trình hỗ trợ tiền lương tự nguyện cho các nhân viên. Cơ chế hỗ trợ này còn bao gồm cả những buổi tư vấn và hướng dẫn giúp nhân viên có thể tìm việc mới dễ dàng hơn.
"Chúng tôi tiến hành những điều chỉnh nhân sự cần thiết cho phù hợp với nhu cầu kinh doanh hiện tại để đảm bảo sự tồn tại của Ford ở Việt Nam và để đáp ứng những nhu cầu kinh doanh hiện tại của mình tại Việt Nam" - ông Michel Pease, Tổng giám đốc Ford Việt Nam nói.
Ông Michel Pease cho biết thêm rằng sự suy thoái kinh tế toàn cầu đang tác động tới tất cả các nền kinh tế lớn trên thế giới khiến Ford Việt Nam, trong tình thế cấp bách, phải có những hành động cần thiết để đưa ra được một mô hình kinh doanh phù hợp, với cơ cấu chi phí hợp lý để có thể thành công trong thị trường cạnh tranh cao này.
Theo các nguồn tin thì do lượng bán xe đang sụt giảm mạnh và dự báo sẽ ở mức thấp từ nay đến hết năm 2009 nên Ford Việt Nam đã phải tính tới chuyện giảm lao động. Số liệu bán hàng của Ford Việt Nam cho thấy tháng 9/2008 họ chỉ bán được 278 xe và trong tháng 10 này con số bán ra còn được dự báo thấp hơn nữa.
Không chỉ có Ford Việt Nam gặp khó khăn, mà hầu hết tất cả các DN ôtô đều trong tình cảnh tương tự. Honda Việt Nam cũng có lượng xe tiêu thụ rất chậm. Cả tháng 9/2008, mẫu xe Civic của nhà sản xuất này chỉ bán đuợc 121 xe. Theo một số nguồn tin thì đến nay lượng xe Civic tồn kho vào khoảng 600 chiếc và mỗi ngày dây chuyền lắp ráp chỉ lắp có 5 xe thấp hơn rất nhiều so với cuối năm 2007 đầu năm 2008 mỗi ngày lắp 35 xe.
Toyota Việt Nam cũng có lượng xe lắp ráp giảm, chỉ còn dưới 70 xe/ngày trong khi cuối năm 2007 lên tới 105 xe/ngày.
Lượng xe tồn kho của các DN được dự báo đang tăng lên bởi bộ linh kiện đặt hàng theo kế hoạch vẫn đang dồn về trong khi tiêu thụ thì rất chậm. Theo ông Michel Pease, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam 6 tháng đầu năm 2008 có mức tăng trưởng tới 83% so với năm 2007 thì vào tháng 9/2008 đã sụt giảm 33% và dự đoán cuối năm 2008, cả năm 2009 sẽ tiếp tục suy giảm do sự suy giảm kinh tế.
Công ty sản xuất và lắp ráp ôtô Trường Hải cũng đã cho gần 500 lao động ở nhiều bộ phận nghỉ việc nhận lương 70 -100% tùy chức vụ do sản xuất đình trệ xe ôtô không tiêu thụ được. Hiện Trường Hải có khoảng 4.000 công nhân.
Theo ông Trần Bá Dương Tổng giám đốc Công ty sản xuất và lắp ráp ôtô Trường Hải, với tình hình khó khăn như hiện nay cùng các các dự báo năm 2009 còn khó khăn hơn, có thể Trường Hải sẽ phải cho một số công nhân nghỉ việc hẳn. Thị trường ôtô tải đã giảm tới 60% trong mấy tháng gần đây, hiện Trường Hải chỉ bán được khoảng 500 xe/tháng và lượng xe tồn kho trên 4.000 chiếc, trong đó xe con trên 1.000 chiếc.
Công ty cổ phân ôtô Xuân Kiên(Vinaxuki) cũng cho biết lượng xe tải tiêu thụ rất chậm. Hiện DN này chỉ tiêu thụ khoảng 300 xe /tháng, trong khi vào thời điểm cuối năm đang ra tiêu thụ phải tăng mạnh. Những tháng cuối năm 2007 Xuân Kiên còn bán được từ 600 xe -1.000 xe/tháng. Xuân Kiên cũng cho biết hiện lượng xe tồn của họ đã lên tới 3.000 chiếc. Hiện nay Xuân Kiên cũng đang phải giãn ca. Trước kia ngày làm 1 ca thì nay 2 ngày 1 ca. Nhiều công nhân phải chuyển sang làm công việc vệ sinh nhà xưởng hoặc tham gia xây dựng nhà xưởng mới.
Phần lớn khách hàng mua xe tải đều vay tiền ngân hàng. Vay mua xe thường từ 24 tháng trở lên được liệt vào dạng vay trung hạn và dài hạn. Thời gian qua khi chính sách tín dụng thắt chặt, hầu như không ai vay được tiền. Bên cạnh đó lãi suất cho vay cũng cao khiến nhiều người nản, bỏ ý định mua xe để kinh doanh. Bà Bùi Thanh Xuân, Phó giám đốc Công ty Xuân Kiên cho biết.
Nếu tình hình khó khăn kéo dài thì việc cơ cấu, điều chỉnh lại sản xuất của các DN là khó tránh khỏi và khi đó chắc chắn sẽ còn nhiều người lao động trong ngành ôtô mất việc làm.
Các DN nhập khẩu ôtô cũng gặp khó khăn không kém. Theo bà Nguyễn Thị Vĩnh- Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hoàng (Hải Phòng), thì mấy tháng nay xe nhập khẩu tiêu thụ quá chậm, muốn bán hết số xe tồn kho cũng không xong.
Chuyển hướng kinh doanh
Hầu hết các DN nhập khẩu ôtô đều than đang phải chịu lỗ. Bà Vĩnh cho biết mỗi chiếc xe Toyota Camry nhập khẩu hiện đang phải bán lỗ từ 2.500 USD đến 3.000 USD tthậm chí có DN đã chấp nhận lỗ 5.000 USD để giải phóng hàng tồn kho lấy tiền trả ngân hàng. Theo các DN, khoản lãi do bán xe đầu năm giờ chỉ đủ trả ngân hàng bởi lãi suất đã tăng cao và xe thì không bán được. Nhiều DN cho biết chỉ cần bán hết lượng xe tồn là họ chuyển sang kinh doanh lĩnh vực khác.
Công ty Hyundai motor Việt Nam thì phát triển một hướng mới là đẩy mạnh nhập khẩu xe chuyên dụng gồm xe chở tiền và xe cứu thương.
Hyundai chuyển sang nhapạ khẩu xe chuyên dụng. (Ảnh Hyundai motor VN) |
Ông Hà Minh Tuấn, Tổng giám đốc Hyundai motor Việt Nam cho biết xe chuyên dụng vẫn được Nhà nước ưu đãi, không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Bên cạnh đó Việt Nam là nền kinh tế sử dụng nhiều tiền mặt nên nhu cầu về xe chở tiền nhiều. Cũng tương tự như vậy với xe cứu thương. Hiện các bệnh viện đang còn thiếu nhiều và xe cứu thương tại Việt Nam phần lớn có thời gian sử dụng lâu, trang thiết bị không đáp ứng các tiêu chuẩn nên nhu cầu thay mới và mua thêm đang cao.
Theo ông Tuấn trong năm 2007, 2008 tiêu thụ xe cứu thương của Hyundai từ 700 -1.000 xe và khoảng 500 xe chở tiền. Ông Tuấn cho biết Hyundai Việt Nam dự kiến sẽ bán được 500 xe chở tiền và 700-1.000 xe cứu thương hiệu Hyundai Starex trong mỗi năm tới.
Theo các DN, sẽ có nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá của các DN ôtô nhằm để kích cầu thị trường vào thời điểm cuối năm 2008. Bên cạnh đó, nhiều đại lý bán xe lắp ráp trong nước cũng tự giảm giá bán cho khách hàng, chấp nhận một tỷ lệ hoa hồng thấp để tăng lượng bán ra. Hiện tại có đại lý bán xe lắp ráp trong nước đã giảm giá bán từ 1.000-2.000 USD/xe nhằm hỗ trợ lệ phí trước bạ, vì vậy chi phí cho chiếc xe của khách hàng mua tại thời điểm này so với khi lệ phí trước bạ chưa tăng gần như nhau.
Theo VietNamNet
Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2008
Nơi trở về
Một đêm, căn nhà bỗng bốc cháy và người bà đã thiệt mạng trong khi cố gắng cứu cháu gái của mình. Ngọn lửa lan nhanh, và cả tầng trệt của căn nhà nhanh chóng chìm vào biển lửa.
Những người hàng xóm gọi điện cho đội cứu hỏa, rồi đứng đó nhìn trong vô vọng, mà không thể xông vào nhà bởi ngọn lửa đã chặn kín mọi lối vào. Cô bé tuyệt vọng kêu khóc cầu cứu bên cửa sổ trên gác. Lúc ấy, trong đám đông lại có tin đồn rằng lực lượng cứu hỏa sẽ đến chậm vài phút vì họ đang bận chữa cháy ở nơi khác.
Đột nhiên, một người đàn ông xuất hiện cùng với chiếc thang. Ông dựng chiếc thang tựa vào bức tường của ngôi nhà, rồi nhanh chóng tiến vào bên trong. Và ông trở ra với cô bé ở trên tay mình. Ông trao cô bé cho những người đang dang tay chờ bên dưới rồi mất hút vào màn đêm.
Mọi người điều tra và thấy rằng cô bé chẳng còn người thân nào cả. Vài tuần sau, một cuộc họp được tổ chức để quyết định xem ai là người sẽ chăm sóc và nuôi nấng cô bé.
Một cô giáo muốn nhận nuôi cô bé. Cô đưa ra lý do rằng mình có thể bảo đảm cho em một nền giáo dục tốt. Một người nông dân nhận chăm sóc cô bé vì ông cho rằng cô bé sẽ khỏe mạnh và thoải mái khi được sống ở nông trại. Những người khác cũng đưa ra những lý do thuận lợi để được nhận nuôi cô bé. Cuối cùng, một người dân giàu có nhất thị trấn đứng dậy và nói:
“Tôi có thể mang đến cho cô bé này tất cả những điều kiện thuận lợi mà mọi người vừa đề cập, cộng với tiền bạc và tất cả những gì mà tiền có thể mua được.”
Trong suốt buổi thảo luận, cô bé vẫn im lặng, mắt nhìn xuống sàn nhà.
“Còn ai có ý kiến khác nữa không?” ông chủ tịch lên tiếng.
Một người đàn ông từ cuối phòng bước lên phía trước. Bước đi của ông chậm chạp và có vẻ đau đớn. Khi đã đến trước mặt mọi người, ông bước thẳng đến chỗ cô bé và đưa đôi bàn tay ra. Mọi người vô cùng kinh ngạc. Bàn tay và cả hai cánh tay của ông đều bị phỏng trầm trọng.
Cô bé òa khóc:
“Đây chính là người đã cứu cháu!”
Rồi cô bé quàng tay quanh cổ người đàn ông, như đang giữ chặt lấy cuộc sống thân thương, như em đã làm trong cái đêm định mệnh ấy. Rồi cô bé gục đầu vào vai người đàn ông và khóc nức nở trong giây lát. Sau đó em ngước nhìn lên và mỉm cười với ông.
“Cuộc họp đến đây là kết thúc,” người chủ tọa tuyên bố.
- Khuyết danh
Chẳng phải người có nhiều của cải mới là người giàu có, chính những người cho đi mới là người giàu có.
- Erich Fromm
JACK CANFIELD – MARK VICTOR HANSEN
Thưa cô, cô giàu có phải không ạ?
Tôi đang bận, chỉ muốn từ chối một tiếng cho xong, thế nhưng khi nhìn xuống đôi chân của chúng, tôi thật không đành lòng. Những đôi xăng-đan bé xíu, ướt sũng vì mưa tuyết. "Vào nhà đi, cô sẽ làm cho mỗi đứa một ly cacao nóng!" Chúng lặng lẽ bước theo tôi. Hai đôi xăng-đan sũng nước được đặt trên bệ lò sưởi để hong cho khô.
Cacao và bánh mì nướng ăn kèm mứt có thể làm ấm lòng trước cái lạnh buốt giá bên ngoài. Đưa thức ăn cho bọn trẻ xong, tôi lại vào bếp để tiếp tục với những con số chi tiêu đau đầu.
Không khí yên ắng trong phòng khách khiến tôi cảm thấy hơi làm lạ. Tôi nhìn vào trong phòng.
Cô bé đang cầm chiếc tách đã uống cạn trên tay, ngắm nhìn một cách say mê. Cậu bé đi cùng rụt rè: "Thưa cô, cô giàu có phải không ạ?"
"Cô giàu có ư? Không, không đâu cháu ạ!" - Vừa nói, tôi vừa ngao ngán nhìn tấm khăn trải bàn đã sờn cũ của mình.
Cô bé cẩn thận đặt chiếc tách vào đĩa. "Những chiếc tách của cô hợp với bộ đĩa ghê!" Giọng nói của cô bé có vẻ thèm thuồng.
Thế rồi chúng ra đi, trên tay cầm theo gói báo cũ, băng mình trong ngọn gió rét căm căm. Chúng không nói lời cảm ơn. Nhưng quả thật, chúng không cần phải cảm ơn tôi. Những gì chúng đã làm cho tôi còn hơn cả tiếng cảm ơn. Những chiếc tách và đĩa bằng gốm màu xanh trơn của tôi là loại thường thôi. Nhưng chúng là một bộ rất hợp. Tôi nếm thử món khoai tây và khuấy nồi súp. Khoai tây và món súp, rồi mái nhà, cả người chồng của tôi với công việc ổn định - tất cả đều rất phù hợp với tôi.
Tôi đặt chiếc ghế đang ở trước lò sưởi vào chỗ cũ và dọn dẹp lại căn phòng cho gọn gàng. Vết bùn từ đôi xăng-đan ướt sũng của hai đứa bé vẫn còn đọng lại trên mặt lò sưởi, nhưng tôi không lau đi. Tôi muốn giữ chúng lại, để lỡ đâu có ngày tôi lại quên rằng mình giàu có đến mức nào.
- Marion Doolan
Nếu để ý đến những điều bạn có trong cuộc sống, bạn sẽ nhận được nhiều hơn thế.
Còn nếu chỉ để ý đến những điều bạn không có trong cuộc sống, bạn sẽ thấy mình không bao giờ có đủ.
- Oprah Winfrey
JACK CANFIELD – MARK VICTOR HANSEN
Bài học từ trò chơi ghép hình
Khi mọi việc không trôi chảy, hãy nghỉ ngơi đôi chút. Mọi thứ sẽ khác đi khi bạn quay lại.
Đừng quên có lúc bạn phải nhìn vào bức tranh toàn cảnh. Loay hoay với những mảnh nhỏ chỉ khiến bạn nản chí.
Lòng kiên trì sẽ được đền đáp. Mọi thử thách lớn đều được giải quyết từng bước một.
Mỗi khi gặp bế tắc, hãy chuyển sang một hướng khác. Và sau đó nhớ quay lại.
Việc đầu tiên bạn cần làm là thiết lập đường biên. Có ranh giới, bạn mới cảm nhận được sự an toàn và trật tự.
Đừng ngại thử nhiều cách kết hợp khác nhau. Đôi khi chúng sẽ khít khao đến ngạc nhiên.
Bất kỳ điều gì đáng làm cũng đều đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực. Bạn không thể vội vã trước một thách đố lớn.
Hãy dành thời gian để tận hưởng những thành công dù nhỏ bé của mình. Chúng sẽ động viên bạn bước tiếp.
- Khuyết danh
Cuộc đời không phải là tổng thể những gì chúng ta đạt được, mà là những gì chúng ta khao khát vươn tới.
- Jose Ortegay Gasset
JACK CANFIELD – MARK VICTOR HANSEN
Chuyện về cây cầu kỳ vĩ
TTO - Cầu Brooklyn bắc ngang con sông nằm giữa vùng Manhattan và Brooklyn được xem là phép lạ của ngành xây dựng.
Vào năm 1883, một kỹ sư giàu óc sáng tạo tên là John Roebling, cảm thấy hứng thú với ý tưởng sẽ xây cây cầu ngoạn mục này. Tuy nhiên, các chuyên gia cầu đường bảo ông hãy quên ý tưởng đó đi vì đó là một dự án bất khả thi.
Không nản lòng, ông thuyết phục con trai mình là Washington, cũng là một kỹ sư đầy tiềm năng. Cả hai cha con cùng ấp ủ ý tưởng về cách hoàn thành cây cầu và cách vượt qua mọi trở ngại. Bằng mọi cách, họ thuyết phục các ngân hàng đầu tư tài chính cho dự án xây cầu này. Hết sức phấn khởi và nhiệt thành, họ tuyển nhân công và bắt đầu xây cây cầu như mơ ước của mình.
Dự án mới tiến hành được vài tháng thì tai họa ập đến. Một tai nạn ngay tại công trường đã cướp đi sinh mạng của John Roebling, còn Washington, con trai ông, thì bị tổn thương não nặng nề, không thể đi đứng và nói được. Ai cũng nghĩ rằng cuối cùng dự án sẽ tan thành mây khói vì chỉ có cha con Roebling là những người duy nhất hiểu được cách xây chiếc cầu này.
Mặc dầu không thể đi lại và nói chuyện được, nhưng đầu óc Washington Roebling vẫn còn rất tinh anh. Một hôm, khi đang nằm trong bệnh viện, trong đầu anh chợt nghĩ ra cách hình thành một bộ mã truyền tin. Vận động duy nhất của cơ thể anh là nhúc nhích được một ngón tay. Với bộ mã này, anh dùng ngón tay còn chuyển động được gõ ra ý nghĩ của mình để thông tin với vợ những gì cần nói với các kỹ sư vẫn đang tiếp tục xây dựng cây cầu. Trong suốt 13 năm, Washington đã ra lệnh bằng ngón tay duy nhất còn chuyển động của mình cho đến khi hoàn thành cây cầu Brooklyn kỳ vĩ.
- Theo A Fresh Packet of Sower's Seeds của Brian Cavanaugh
JACK CANFIELD – MARK VICTOR HANSEN
Niềm tin
Thế nhưng, tôi chưa bao giờ đi về phía tường bên kia để đọc những gì viết trên tấm bảng đồng ấy. Rồi tình cờ một buổi chiều nọ, tôi đã đọc nó. Tôi đọc rồi đọc lại lần nữa. Sau khi đọc xong lần hai, tôi gần như bật khóc - không phải vì buồn, mà bởi một cảm giác ấm áp khiến tôi xúc động đến mức phải bấu chặt tay vào chiếc xe lăn của mình. Tôi muốn chia sẻ với các bạn những dòng chữ ấy:
Điểm tựa cho những ai đang đau khổ
Tôi xin Thượng Đế ban cho tôi sức mạnh để có thể đạt được những điều tôi mong muốn.
Nhưng Người chỉ ban cho tôi sự yếu ớt, để tôi học cách sống khiêm cung.
Tôi cầu xin sức khỏe để có thể làm nên những điều vĩ đại.
Nhưng Người chỉ ban cho tôi ốm yếu để tôi có thể làm những điều tốt hơn.
Tôi cầu xin sự giàu có để cảm thấy mình luôn hạnh phúc.
Nhưng Người chỉ ban cho tôi nghèo khổ để tôi có nhiều hiểu biết.
Tôi xin Người quyền lực để được người đời ca tụng.
Nhưng Người chỉ ban cho tôi yếu đuối để tôi luôn cần có niềm tin.
Tôi cầu xin Người tất cả mọi điều để có thể được tận hưởng cuộc sống.
Người đã cho tôi cuộc sống để tôi tận hưởng tất cả mọi điều.
Tôi chẳng có được những gì tôi đang khẩn cầu - nhưng lại được mọi thứ mà trước kia tôi đã từng ao ước.
Ngoại trừ bản thân tôi, mọi nguyện cầu thầm kín của tôi đều được Người đáp trả.
Và tôi, giữa mọi người, cảm thấy được ưu ái biết bao nhiêu!
- Roy Campanella
JACK CANFIELD – MARK VICTOR HANSEN
Giá trị vĩ đại của một tai nạn
TTO - Tháng 12 năm 1914, phòng thí nghiệm của nhà bác học Thomas Edison bị thiêu rụi hoàn toàn trong một trận hỏa hoạn. Mặc dù con số thiệt hại vượt quá hai triệu đô la Mỹ nhưng công ty bảo hiểm chỉ bồi thường 238.000 đô la.
Vì theo họ, toàn bộ tòa nhà được đúc bằng bê tông, một vật liệu được đánh giá là không bắt lửa. Ngọn lửa đêm hôm đó đã thiêu rụi nhiều công trình tâm huyết của cuộc đời Edison.
Khi đám cháy vẫn chưa được dập tắt, Charles, cậu con trai 24 tuổi của Edison, hốt hoảng lùng sục, tìm kiếm cha mình giữa đống đổ nát mịt mù khói. Cuối cùng, cậu cũng tìm thấy Edison, rất bình tĩnh, đang quan sát cảnh tượng xung quanh. Gương mặt ông đỏ bừng phản chiếu hình ảnh đám cháy, mái tóc bạc trắng bay phất phơ trong gió.
"Tôi nhìn cha mà tim đau nhói," Charles kể. "Cha tôi đã 67 tuổi, không còn trẻ nữa để bắt đầu lại khi mọi thứ đều đã cháy theo ngọn lửa. Khi trông thấy tôi, cha hét to: "Charles, mẹ con đâu?" Khi tôi bảo rằng tôi không biết, ông nói, "Đi tìm và đưa mẹ con đến đây ngay. Mẹ con sẽ không bao giờ có dịp chứng kiến cảnh này trong cuộc đời một lần nữa đâu."
Sáng hôm sau, Edison nhìn đống hoang tàn và bảo: "Tai nạn này đã mang đến cho ta một giá trị vĩ đại. Mọi lỗi lầm chúng ta gây ra đều bị xóa sổ hoàn toàn. Cảm ơn Thượng Đế. Giờ đây, chúng ta có thể bắt đầu lại."
Ba tuần sau đám cháy, Edison cho ra đời chiếc máy hát đĩa đầu tiên.
- Theo The Sower’s Seeds của Brian Cavanaugh
Nếu ngôi nhà bạn bị cháy, hãy tự sưởi ấm mình bằng ngọn lửa ấy.
- Ngạn ngữ Tây Ban Nha
JACK CANFIELD – MARK VICTOR HANSEN
Cố gắng từng chút một
Tôi cảm thấy khó hiểu. Tôi liền tiến đến chỗ cậu bé và nói: "Chào cháu, chú thắc mắc không biết cháu đang làm gì?"
“Cháu đang đưa những con sao biển này trở về với đại dương. Chú thấy đó, bây giờ thủy triều đang xuống và tất cả những con sao biển này đã bị giạt lên bờ. Nếu như cháu không đưa chúng trở về biển thì chúng sẽ chết ngay ở đây vì thiếu oxy.”
“Chú hiểu rồi. Nhưng có đến hàng ngàn con sao biển ở trên bãi biển này. Cháu không thể nào nhặt hết tất cả chúng được. Và chuyện này còn xảy ra ở hàng trăm chỗ khác suốt bờ biển này. Cháu có nhận thấy rằng cháu không thể làm thay đổi được thực tế sao?”
Cậu bé mỉm cười, cúi xuống và rồi nhặt con sao biển khác lên, và khi ném nó xuống biển, cậu trả lời tôi: "Nhưng cháu có thể giúp được con sao biển này!"
- Jack Canfield và Mark Victor Hansen
Cố gắng là tất cả những gì mà bạn phải làm. Cho dù thành công hay thất bại.
- Robert Thibodeau
JACK CANFIELD – MARK VICTOR HANSEN
Nguồn động viên
Khi Nathaniel đau khổ trở về nhà và nói với vợ rằng ông vừa bị mất việc làm, thái độ vui mừng của bà đã khiến ông ngạc nhiên:
“Bây giờ anh đã có thời gian để viết sách rồi!” bà vui mừng nói.
“Anh biết!” ông đáp không mấy tự tin. “Nhưng chúng ta sẽ sống bằng gì trong thời gian anh ngồi viết?"
Trước sự ngạc nhiên của chồng, Sophia mở ngăn kéo và lấy ra một số tiền đáng kể.
“Em lấy số tiền đó ở đâu vậy?” ông kêu lên.
“Em vẫn luôn biết rằng anh là một thiên tài” bà bảo. “Em biết rằng một ngày nào đó anh sẽ viết nên một kiệt tác. Vì vậy, mỗi tuần em đã giữ lại một ít trong số tiền chợ anh đưa cho em. Chỗ này đủ cho chúng ta sống được một năm.”
Với sự tin tưởng và kỳ vọng của vợ, một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất của văn học Mỹ đã ra đời, tiểu thuyết: "Chữ A màu đỏ".
- Nido Qubein
Chẳng mất nhiều công sức mới làm cho người khác hạnh phúc.
Chỉ là một cử chỉ nếu bạn biết cách,chỉ là một lời nói đúng lúc... một sự điều chỉnh nho nhỏ cho một cái chốt, cái vít hay một con ốc trong cỗ máy tâm hồn tinh xảo của bạn.
JACK CANFIELD – MARK VICTOR HANSEN
Có phải trái đất chuyển động vì bạn?
Angela được chuyển đến một trung tâm phục hồi chức năng đặc biệt tại San Francisco. Các chuyên gia trị liệu ở đây rất ấn tượng trước sức mạnh tinh thần của cô bé. Họ hướng dẫn cô bé sử dụng phương pháp tưởng tượng để hình dung rằng mình đang bước đi. Nếu điều này không có tác dụng thì ít nhất cũng giúp cho cô bé có thêm hy vọng và những suy nghĩ tích cực để sống trong những tháng ngày dài nằm trên giường bệnh. Angela luôn nỗ lực bằng những khả năng có thể trong mỗi lần tập vật lý trị liệu. Nhưng cô bé vẫn nằm trên giường bệnh và tưởng tượng, cô hình dung mình đang bước đi, bước đi, và bước đi.
Một ngày kia, khi cô bé đang cố gắng nghĩ rằng mình đang đi trên đôi chân của chính mình thì dường như có một phép màu xuất hiện. Chiếc giường di chuyển! Nó bắt đầu di chuyển quanh phòng. Cô bé thét lên: "Hãy nhìn xem cháu đang làm gì này! Cháu có thể cử động, cháu đã cử động được!"
Dĩ nhiên là trong khoảnh khắc đặc biệt ấy, mọi người trong bệnh viện ai cũng đều thét lên và nháo nhác chạy đi tìm nơi trú ẩn. Tiếng gào thét, đồ đạc rơi đổ và cửa kiếng lần lượt vỡ tan. Đó là một cơn động đất! Nhưng đừng cho Angela biết về điều này. Cô bé tin rằng chính mình đã làm nên điều kỳ diệu đó.
Chỉ sau vài năm, cô bé đã trở lại trường học. Bằng chính đôi chân của mình. Đôi chân không nạng gỗ, không xe lăn. Liệu những ai chứng kiến cơn động đất xảy ra ở khu vực giữa San Francisco và Oakland cũng có thể vượt qua được một căn bệnh nhẹ nào đó không?
- Hanoch McCarty
JACK CANFIELD – MARK VICTOR HANSEN
Hãy thử một cách khác
Tôi đang ngồi trong một căn phòng yên tĩnh của một khách sạn nhỏ ẩn giữa rừng thông. Trời mới quá trưa, vào một ngày cuối tháng Bảy, và tôi đang lắng nghe những âm thanh tuyệt vọng của trận chiến sinh tử đang diễn ra cách chỗ tôi ngồi vài bước chân.
Đó là một chú ruồi nhỏ đang dốc chút sức lực cuối cùng để vượt qua tấm kính chắn cửa sổ. Đôi cánh run rẩy như đang kể một câu chuyện bi thảm về chiến lược hành động của nó: Cố gắng hơn nữa.
Nhưng chiến lược ấy không hiệu quả.
Những nỗ lực điên cuồng không mang lại chút hy vọng sống nào. Trớ trêu thay, trận chiến này lại góp phần tạo nên chiếc bẫy cho chính nó.
Càng cố gắng, nó càng mau kiệt sức. Thật vô ích khi chú ruồi cứ nhất định muốn phá vỡ tấm kính bằng sức lực nhỏ bé của mình. Vậy mà nó đã đánh cược cả sự sống của mình để đạt được mục tiêu bằng nỗ lực và sự quyết tâm nguyên sơ. Cuối cùng, chú ruồi phải chịu số phận bi đát. Nó kiệt sức và chết trên bậu cửa.
Chỉ cách mười bước chân thôi, cánh cửa đang rộng mở. Chỉ mất mười giây đồng hồ để bay đến đó, và con vật bé nhỏ này sẽ ra được với thế giới bên ngoài mà nó đang tìm kiếm. Chỉ cần bỏ ra một phần nhỏ sức lực, nó đã có thể thoát khỏi chiếc bẫy mà nó tự áp đặt cho mình.
Nếu chú ruồi không khóa chặt mình vào một lối nghĩ duy nhất và cố gắng thử một cách khác, chú đã tìm ra lối thoát một cách dễ dàng.
Cố gắng nhiều hơn nữa không phải lúc nào cũng là giải pháp tối ưu để đạt được thành công. Nó có thể không hứa hẹn cho những gì bạn đang mong muốn đạt được trong cuộc sống. Nhiều khi đó lại là khởi đầu của những vấn đề rắc rối.
Nếu bạn đặt cược mọi hy vọng để tìm thấy một lối thoát vào việc cố gắng hết sức, bạn có thể sẽ giết chết mọi cơ hội thành công của mình.
- Price Pritchett
JACK CANFIELD – MARK VICTOR HANSEN
Dám mạo hiểm
Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ.
Hạt mầm thứ nhất nói: ”Tôi muốn lớn lên. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên... Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời tỏa trên gương mặt tôi và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên những cánh hoa của tôi.
Và rồi hạt mầm mọc lên.
Hạt mầm thứ hai bảo: “Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Nếu tôi xuyên qua lớp đất cứng phía trên, có thể tôi sẽ làm hỏng những chồi non mỏng manh của mình. Và giả như những chồi non của tôi có mọc lên, đám ốc sên sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.
Và rồi hạt mầm chờ đợi.
Một buổi sáng mùa xuân, một chú gà đi loanh quanh đào bới tìm thức ăn, thấy hạt mầm lạc lõng ấy bèn mổ ngay lập tức.
Bạn thấy đấy, những ai không dám chấp nhận mạo hiểm và vươn lên sẽ bị cuộc sống nhấn chìm.
- Patty Hansen
Khi ẩn náu trong sự an toàn, chúng ta sẽ tạo nên một thế giới đầy những bất an.
- Dag Hammarskjold
JACK CANFIELD – MARK VICTOR HANSEN
Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2008
Quan điểm bán hàng chuyên nghiệp
Trong một buổi huấn luyện về chủ đề “Quan điểm bán hàng chuyên nghiệp” tại một doanh nghiệp kinh doanh hàng kim khí điện máy, giảng viên hỏi học viên : “Chúng ta đang bán gì?”. Đa số các câu trả lời đều là: “Chúng ta đang bán ti vi, tủ lạnh, hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng… Giảng viên hỏi tiếp : “Vậy đối thủ của chúng ta đang bán gì?”. Học viên đồng loạt trả lời: “Dạ, cũng y như vậy ạ!”. Nhiều người hẳn sẽ nghĩ, ông thầy này hỏi thật ngở ngần. Có nhân viên bán hàng nào mà không biết mình đang bán sản phẩm gì. Có ai mà không biết rõ đối thủ của mình đang bán gì. Thế nhưng, “đáp án”của giảng viên mới thực sự gây bất ngờ: “Chúng ta không bán sản phẩm, chúng ta bán lợi ích và sự thỏa mãn. Khách hàng không mua sản phẩm. Họ mua lợi ích – thứ mà sản phẩm mang lại cho họ, và sau đó là sự thỏa mãn- thứ mà sản phẩm tạo ra cho họ”. Câu trả lời quả thật là bất ngờ và sâu sắc. Vì sao khách hàng không mua sản phẩm?
Rất nhiều nhân viên bán hàng, khi tiếp xúc với khách hàng đã “thao thao bất tuyệt”, về thành phần cấu tạo, công thức hóa học, tên gọi linh kiện, hóa chất, các chức năng rất khó hiểu của sản phẩm, trong khi cái mà người tiêu dùng quan tâm là sản phầm mang lại lợi ích gì cho họ, thì lại không được giải thích cặn kẽ. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, lợi ích cảm xúc (emolonalbeneaflts) còn quan trọng hơn nhiều so với lợi ích chức năng (nctlonalbeng.flts). Lợi ích cảm xúc lớn vào sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng.
Hãy lấy ví dụ về một ly cà phê. Nếu bạn một quán cà phê ở quận quận 12 , Thủ Đức, hay Bình Tân, giá của một ly cà phê ngon chỉ khoảng trên 10.000 đồng. Nhưng cũng ly cà phê đó, thậm chí không ngon bằng, nếu bạn ngồi trong một quán cà phê tương tự ở quận 1 hoặc quận 3, giá có thể sẽ gấp đôi, gấp ba, hoặc cao hơn, mặc dù không gian có thể chật hơn, trang trí kém hơn, nhân viên phục vụ thiếu nhiệt tình hơn… Và nhiều ví dụ tương tự khác với mỹ viện, nhà hàng, hiệu quần áo… Về chức năng, những sản phẩm, dịch vụ này có thể mang lại lợi ích tương đương, nhưng về cảm xúc, lợi ích sẽ rất khác nhau. Những người sẵn sàng bỏ ra khoản tiền gấp ba, bốn lần để ngồi trong một nhà hàng hay quán cà phê trang trọng ở quận 1, không hẳn chỉ để mua những món ăn, ly cà phê ; mà để mua lợi ích cảm xúc, và sự thỏa mãn do lợi ích cảm xúc mang lại. Đó là sự thỏa mãn với cảm giác được thể hiện đẳng cấp và sự sang trọng được người khác nể nang vì dám xài sang, chịu chơi. Thành công của nghề bán hàng là ở chỗ biết khơi gợi và chào bán những lợi ích cảm xúc ấy cho khách hàng. Và, những ai muốn trở thành người, bán hàng chuyên nghiệp cần phải xác định rõ bạn đang bán lợi ích chứ không phải bán sản phẩm? Một quan điểm quan trọng khác, nhưng chưa được phổ biến trong giới bán hàng, đó là: Hãy giúp khách hàng mua, chứ không phải chỉ bán. Nhiều nhân viên bán hàng (và cả doanh nghiệp) tìm mọi cách để bán được hàng, và đẩy hàng cho khách xong là hết trách nhiệm. Trong nhiều trường hợp, nhân viên bán hàng tìm cách chèo kéo, nài nỉ để khách hàng mua giúp; trong khi đó, yếu tố làm thế nào để khách hàng tự nguyện mua lại không được chú trọng. Giúp khách hàng mua có nghĩa là làm thế nào để khách hàng tin rằng quyết định mua hàng của họ là sáng suốt. Giúp tức là giải thích như thế nào để khách hàng hiểu được lợi ích của sản phẩm (cả chức năng lẫn cảm xúc) và tự họ quyết định việc mua thay vì bị nài ép, năn nỉ phải mua. Có như vậy, khi cầm món hàng ra về, khách hàng mới có được cảm giác thoải mái vì chính mình đã quyết định chuyện mua hàng. Sự thỏa mãn phần nào nằm ở chỗ họ tin, họ đã làm điều đúng. Nhờ dó, những lần sau, nhân viên mới có cơ hội gặp lại những khách hàng này.
Quan điểm “Khách hàng không thích dở võ cũng cần được chú trọng. Những nhân viên bán hàng được đào tạo một đôi ngày về kỹ năng thuyết phục khách hàng thường sử dụng một cách khá lộ liễu các món “võ”, được trang bị khi học về chủ đề này. Điều đáng tiếc là nhiều khách hàng có ý thức “cảnh giác” cao dễ dàng nhận ra nhân viên bán hàng đang dùng “chiêu” để dụ họ. Không có sự thuyết phục nào dễ lại thành công hơn sự chân tình và sự quan tâm thật sự đến lợi ích của khách hàng. Món “võ” cao siêu nhất là món “vô chiêu”, tức “võ mà không phải võ”. Các “cao thủ” bán hàng chính là những người thực hiện sự chân thành với khách hàng (một cách chân thành). Họ biết cách “nói” cho khách hàng biết và họ chẳng có “chiêu” nào cả, ngoài sự quan tâm thực sự đến lợi ích của khách hàng. Họ chỉ tìm cách “giúp khách hàng mua”. Một trong những cách thể hiện sự quan tâmđơn giản và hiệu quả nhất là sẵn sàng tư vấn tận tình cho khách hàng mua sản phẩm của công ty khác, nếu như sản phẩm đó công ty mình không có, hoặc có, nhưng không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Trong nhiều trường hợp, chính sự chân thành này gây được cảm tình và sự tin tưởng cho khách hàng, để những lần sau, ho trở lại mua. Tính chuyên nghiệp trong bán hàng, trước hết, phải được thể hiện trong quan điểm bán hàng. Từ quan điểm sẽ dẫn đến các diễn biến tâm lý và sự thể hiện qua các hành vi. Nếu người bán hàng thấm nhuần các quan điểm bán hàng chuyên nghiệp như trên, họ sẽ hiểu được tâm tư của khách hàng. Điều này có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của các “thương vụ”.
Thứ Năm, 30 tháng 10, 2008
|
|
Nước hầm thịt ở một số bếp ăn... chỉ là nước + muối + siêu bột ngọt - Ảnh: N.C.T. |
Trong chế biến thực phẩm người ta cho siêu bột ngọt này vào để làm tăng vị ngọt của thịt, hay tạo ra một sản phẩm hoàn toàn không có thịt nhưng lại có vị như nước hầm thịt. Ví dụ: trong các món canh của các bếp ăn tập thể hay các quán cơm giá rẻ người ta chỉ dùng nước, muối, bột ngọt và siêu bột ngọt (có trong bột nêm) để tạo ra nước canh như nước hầm thịt. Nước mắm cũng chỉ có nước, muối, hương nước mắm và siêu bột ngọt. Lý do là giá suất ăn quá thấp họ không thể hầm xương hay thịt và cũng không thể có nước mắm thật được.
Siêu bột ngọt còn phổ biến trong bột nêm, bột gia vị, tất cả món ăn chế biến sẵn, hay dùng ướp thịt và các món ăn khác trong các bếp ăn, nhà hàng nhằm tăng giả tạo độ ngọt của thịt. Siêu bột ngọt hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng mà chỉ là chất điều vị, làm tăng cảm giác ngọt.
Siêu bột ngọt này có tên là Disodium 5’-Guanylate + Disodium 5’-Inosinate, hay còn gọi là chất I & G, là chất được kết hợp từ hai chất Disodium 5’-Guanylate và Disodium 5’-Inosinate. Hiện nay chưa có một công bố chính thức nào, nhưng ở các nước phát triển đang có nhiều công trình nghiên cứu về tác hại của chất này trên chuột.
Bác sĩ K. Ekelman và bác sĩ K. C. Raffaele, Bộ Thực phẩm và thuốc của Hoa Kỳ, cho biết các nhà khoa học về độc chất đang nghi ngờ khi hai chất Disodium 5’-Guanylate và Disodium 5’-Inosinate kết hợp với nhau sẽ tạo ra rất nhiều độc chất mới có thể gây quái thai và gây rối loạn chuyển hóa. Đồng thời các công trình nghiên cứu trên chuột đực và chuột mang thai đã và đang tiến hành.
Muốn dùng phải xin
Chất siêu bột ngọt này có được phép sử dụng trong thực phẩm? Trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm của Bộ Y tế ban hành năm 2001 không có chất này. Như vậy về nguyên tắc chất này không được sử dụng trong thực phẩm và đơn vị nào muốn sử dụng đều phải xin phép Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế. Tùy vào năng lực kiểm soát an toàn chất này trong thực phẩm của đơn vị sản xuất thực phẩm mà Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cân nhắc cho phép sử dụng hay không.
Thế nhưng trên thực tế chất này được sử dụng rộng trong sản xuất, chế biến thực phẩm ở hầu hết các loại thực phẩm cần có độ ngọt của thịt, thậm chí ở các sản phẩm không liên quan đến độ ngọt của thịt. Nhiều nhà sản xuất, chế biến thực phẩm đã ém nhẹm việc sử dụng chất này trong thực phẩm, không xin phép, không khai báo trong thành phần của thực phẩm trong khi theo quy định là phải xin phép sử dụng và phải thông báo trên nhãn hàng hóa. Như vậy với các sản phẩm sử dụng chất này mà không xin phép có trời mới biết họ cho vào thực phẩm bao nhiêu, và nếu cho quá nhiều thì tác hại của nó cũng như chất độc đến sức khỏe người tiêu dùng.
Hầm xương cho chắc
Chúng ta không lạm dụng chất này vì bản chất nó không có dinh dưỡng và chúng ta bị đánh lừa cảm giác, dẫn đến ăn uống nhiều nhưng thiếu chất, có thể suy dinh dưỡng nếu sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm có sử dụng chất này hằng ngày. Nếu sử dụng quá nhiều chất này chắc chắn có nguy cơ tác hại về lâu dài trên các cơ quan chuyển hóa và sinh sản như các nhà khoa học Hoa Kỳ cảnh báo.
Khi ăn một loại thực phẩm nào bạn cảm thấy rất ngọt kiểu ngọt nước hầm thịt và có cảm giác thèm ăn thêm thì hãy nghĩ đến chất này. Chú ý các món như nước lẩu, nước phở, canh, bánh snack, nước mắm, nước tương, các loại thực phẩm có sử dụng bột nêm...
Để thay thế chất này trong các nhà bếp, chúng ta mua các loại xương heo, bò, gà... vào sáng sớm để xương còn tươi, độ ngọt cao, thơm và an toàn vệ sinh. Hầm liên tục trên bếp nhiều giờ, càng lâu càng ngọt. Nước cốt sau khi hầm cất vào tủ lạnh để dùng nhiều lần.
Theo BS Trần Văn Ký / Tuổi Trẻ
(Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN)
Thứ Tư, 29 tháng 10, 2008
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TRẢ LỜI
Kính gửi Anh ....! Điều 24 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/08/2006 của Chính phủ quy định thủ tục về thông báo địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp như sau: Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong trường hợp này, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp đặt tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo nơi đặt địa điểm kinh doanh tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Nội dung thông báo gồm: a) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh); b) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh. Tên địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo hình thức tổ chức của địa điểm kinh doanh; c) Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh; d) Họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 18 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh; đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ghi bổ sung địa điểm kinh doanh vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
NGHỊ ĐỊNH
Về đăng ký kinh doanh
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết về cơ quan đăng ký kinh doanh và hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh.
Nghị định này áp dụng đối với các đối tượng sau:
1. Tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
2. Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc đăng ký kinh doanh.
Điều 3. Quyền thành lập doanh nghiệp và nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của người thành lập doanh nghiệp
1. Thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật là quyền của cá nhân và tổ chức được Nhà nước bảo hộ.
2. Người thành lập doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
3. Nghiêm cấm cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan khác gây phiền hà đối với tổ chức, cá nhân trong khi tiếp nhận hồ sơ và giải quyết việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp không được ban hành các quy định về đăng ký kinh doanh áp dụng riêng cho ngành hoặc địa phương mình.
5. Người thành lập doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực, chính xác của các thông tin được kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Điều 4. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp cho các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh.
2. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại Điều 25 của Luật Doanh nghiệp, được ghi trên cơ sở những thông tin trong hồ sơ đăng ký kinh doanh do người thành lập doanh nghiệp tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định và được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
3. Những doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước khi Nghị định này có hiệu lực không phải đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới khi đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
4. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp có giá trị trong phạm vi toàn quốc.
Điều 5. Ngành, nghề kinh doanh
1. Ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được ghi theo Hệ thống ngành kinh tế quốc dân, trừ những ngành, nghề cấm kinh doanh.
2. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế quốc dân nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
3. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế quốc dân và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi ngành, nghề kinh doanh đó vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê để bổ sung mã mới.
4. Đối với ngành, nghề kinh doanh quy định phải có chứng chỉ hành nghề, mỗi cá nhân chỉ được sử dụng chứng chỉ hành nghề để đăng ký kinh doanh ở một doanh nghiệp.
5. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các Luật, Pháp lệnh hoặc Nghị định của Chính phủ. Nghiêm cấm việc ban hành và quy định không đúng thẩm quyền về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Chương II
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Điều 6. Cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh).
Riêng thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và được đánh số lần lượt theo thứ tự. Việc thành lập thêm cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.
b) Ở cấp huyện: thành lập Phòng Đăng ký kinh doanh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có số lượng hộ kinh doanh và hợp tác xã đăng ký thành lập mới hàng năm trung bình từ 500 trở lên trong hai năm gần nhất.
Trường hợp không thành lập Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện thì Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đăng ký kinh doanh quy định tại Điều 8 Nghị định này (sau đây gọi chung là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện) và có con dấu riêng để thực hiện nhiệm vụ này.
2. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện có tài khoản và con dấu riêng.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất với Ban Quản lý các khu kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (sau đây gọi chung là khu kinh tế) thành lập Phòng Đăng ký kinh doanh tại khu kinh tế.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh
1. Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
2. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương; cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục thuế địa phương, các cơ quan có liên quan và Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo định kỳ, cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
3. Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 163 của Luật Doanh nghiệp; đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo hàng năm của doanh nghiệp.
4. Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh; hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh.
5. Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
6. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 165 của Luật Doanh nghiệp.
7. Đăng ký kinh doanh cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
1. Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh.
2. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về hộ kinh doanh hoạt động trên phạm vi địa bàn; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, cơ quan thuế cấp huyện về hộ kinh doanh và doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn.
3. Trực tiếp kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh trên phạm vi địa bàn; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp; xác minh nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện trên phạm vi địa bàn theo yêu cầu của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
4. Yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo tình hình kinh doanh khi cần thiết.
5. Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanh không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
6. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh trong các trường hợp quy định tại Điều 47 Nghị định này.
7. Đăng ký kinh doanh cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh
1. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký kinh doanh, văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, biểu mẫu, chế độ báo cáo phục vụ công tác đăng ký kinh doanh;
b) Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký kinh doanh cho cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh;
c) Tổ chức xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về đăng ký kinh doanh trong phạm vi toàn quốc; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh doanh để hỗ trợ cho các nghiệp vụ về đăng ký kinh doanh, thu thập, lưu giữ, xử lý thông tin về đăng ký kinh doanh trên phạm vi toàn quốc; cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh cho các cơ quan có liên quan của Chính phủ, cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh và các chức danh quản lý trong hệ thống đăng ký kinh doanh;
đ) Phát hành Tờ Thông tin doanh nghiệp để thực hiện đăng bố cáo thành lập, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, giải thể, phá sản và các trường hợp vi phạm của các doanh nghiệp trên toàn quốc.
e) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh.
2. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, cấp huyện và Phòng Đăng ký kinh doanh tại khu kinh tế.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về chế độ thu và sử dụng lệ phí đăng ký kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, đăng ký lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
4. Bộ Công an, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn việc xác định nhân thân của người thành lập và quản lý doanh nghiệp.
5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành, nghề đó.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh theo quy định tại các điểm b và d khoản 3 Điều 162 của Luật Doanh nghiệp.
Chương III
TÊN DOANH NGHIỆP
Điều 10. Tên doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phát âm được và phải có hai thành tố sau đây:
a) Thành tố thứ nhất: Loại hình doanh nghiệp, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, cụm từ trách nhiệm hữu hạn có thể viết tắt là TNHH; công ty cổ phần, từ cổ phần có thể viết tắt là CP; công ty hợp danh, từ hợp danh có thể viết tắt là HD; doanh nghiệp tư nhân, từ tư nhân có thể viết tắt là TN;
b) Thành tố thứ hai: Tên riêng của doanh nghiệp;
Riêng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể sử dụng tên riêng bằng tiếng nước ngoài đã đăng ký để cấu thành một phần hoặc toàn bộ tên riêng của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp có thể sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư hay yếu tố phụ trợ khác để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành, nghề đó hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức đó. Khi không còn kinh doanh ngành, nghề hoặc thực hiện hình thức đầu tư đã dùng để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải đăng ký đổi tên.
3. Nếu tên riêng của doanh nghiệp sử dụng các thành tố có tính chất mô tả xuất xứ, chất lượng hàng hóa, dịch vụ thì phải được cơ quan quản lý nhà nước xác nhận.
Điều 11. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1. Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quy định này không bao gồm doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp.
4. Không được sử dụng tên thương mại của tổ chức, cá nhân khác đã đăng ký bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại đó. Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm quy định này. Trường hợp tên của doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký đổi tên.
Điều 12. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
1. Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác:
a) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu "&"; ký hiệu "-" ; chữ "và";
c) Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp khác đã đăng ký;
d) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp khác đã đăng ký;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi một hoặc một số các số tự nhiên, số thứ tự hoặc một hoặc một số chữ cái tiếng Việt (A, B, C,...) ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký;
e) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ "tân" ngay trước, hoặc "mới" ngay sau tên của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi các từ "miền Bắc", "miền Nam", "miền Trung", "miền Tây", "miền Đông" hoặc các từ có ý nghĩa tương tự; trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký;
h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
Điều 13. Các vấn đề khác liên quan đến đặt tên doanh nghiệp
1. Các doanh nghiệp đăng ký trước khi Nghị định này có hiệu lực có tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác theo quy định tại Điều 12 Nghị định này không bị buộc phải đăng ký đổi tên. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp.
2. Căn cứ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Luật Doanh nghiệp và quy định tại Chương này, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp và quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.
3. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, doanh nghiệp tham khảo tên các công ty đang hoạt động lưu giữ tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.
Chương IV
HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP, ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH,
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Điều 14. Hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp tư nhân
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.
2. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của chủ doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điều 18 Nghị định này.
3. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
4. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác quy định tại khoản 13 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Điều 15. Hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.
2. Dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
3. Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập phải có:
a) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 18 Nghị định này đối với thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân;
b) Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 18 Nghị định này của người đại diện theo uỷ quyền và quyết định uỷ quyền tương ứng đối với thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là pháp nhân.
4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
5. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác quy định tại khoản 13 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Điều 16. Hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.
2. Dự thảo Điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty.
3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 18 Nghị định này của chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước).
4. Danh sách người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật Doanh nghiệp lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách này phải có Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 18 Nghị định này của từng đại diện theo uỷ quyền.
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 18 Nghị định này của người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 67 của Luật Doanh nghiệp.
5. Văn bản uỷ quyền của chủ sở hữu cho người được uỷ quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
6. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
7. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác quy định tại khoản 13 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Điều 17. Hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với các công ty được thành lập trên cơ sở chia, tách, hợp nhất, chuyển đổi và đối với công ty nhận sáp nhập.
1. Trường hợp chia công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thành một số công ty cùng loại, ngoài giấy tờ quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có quyết định chia công ty theo quy định tại Điều 150 của Luật Doanh nghiệp, biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chia công ty và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty.
2. Trường hợp tách công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần để thành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại, ngoài giấy tờ quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định này, hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty được tách phải có quyết định tách công ty theo quy định tại Điều 151 của Luật Doanh nghiệp, biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc tách công ty và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty.
3. Trường hợp hợp nhất một số công ty cùng loại thành một công ty mới, ngoài giấy tờ quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có hợp đồng hợp nhất công ty theo quy định tại Điều 152 của Luật Doanh nghiệp, biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các công ty bị hợp nhất.
4. Trường hợp sáp nhập một hoặc một số công ty cùng loại vào một công ty khác, ngoài giấy tờ quy định tại Chương V Nghị định này, trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty nhận sáp nhập phải có thêm hợp đồng sáp nhập theo quy định tại Điều 153 của Luật Doanh nghiệp, biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập.
5. Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc ngược lại, ngoài giấy tờ quy định tại Điều 15 Nghị định này, hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty được chuyển đổi phải có quyết định chuyển đổi theo quy định tại Điều 154 của Luật Doanh nghiệp, biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chuyển đổi công ty và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty.
Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, doanh nghiệp nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ.
Việc đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp mới đồng thời với việc bố cáo chấm dứt hoạt động doanh nghiệp cũ cũng như việc giải quyết các quyền và nghĩa vụ có liên quan.
Điều 18. Các giấy tờ chứng thực cá nhân trong hồ sơ đăng ký kinh doanh
1. Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt
2. Một trong số các giấy tờ còn hiệu lực đối với người Việt
a) Hộ chiếu Việt
b) Hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau:
- Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt
- Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt
- Giấy xác nhận đăng ký công dân;
- Giấy xác nhận gốc Việt
- Giấy xác nhận có gốc Việt
- Giấy xác nhận có quan hệ huyết thống Việt
- Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.
3. Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt
4. Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt
Điều 19. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp đủ hồ sơ theo quy định tại Nghị định này tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
2. Thành viên sáng lập, cổ đông sáng lập, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.
3. Khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh phải trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy ra sau đăng ký kinh doanh.
Điều 20. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
1. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
2. Nếu sau 10 (mười) ngày làm việc mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì người thành lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp ký vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Điều 21. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 24 của Luật Doanh nghiệp.
2. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp được đặt không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
3. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề phải có điều kiện.
Điều 22. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh
1. Thông tin trong hồ sơ đăng ký kinh doanh lưu giữ tại cơ quan đăng ký kinh doanh có giá trị pháp lý như thông tin gốc.
2. Định kỳ vào tuần thứ hai hàng tháng, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi danh sách kèm thông tin chi tiết về các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, giải thể, phá sản trong tháng trước đó đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật cùng cấp, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Điều 23. Lệ phí đăng ký kinh doanh
Lệ phí đăng ký kinh doanh được xác định theo số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh.
Căn cứ để tính số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh để thu lệ phí đăng ký kinh doanh là ngành cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế quốc dân.
Điều 24. Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện:
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải gửi thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Nội dung thông báo gồm:
a) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b) Ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp;
c) Tên chi nhánh, văn phòng đại diện dự định thành lập. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo cụm từ "Chi nhánh" đối với đăng ký thành lập chi nhánh, cụm từ "Văn phòng đại diện" đối với đăng ký thành lập văn phòng đại diện;
d) Địa chỉ trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện;
đ) Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
e) Họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 18 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;
g) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Kèm theo thông báo quy định tại khoản này, phải có:
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
- Bản sao Điều lệ công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh;
- Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
Đối với chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu chi nhánh.
Nếu chi nhánh, văn phòng đại diện được lập tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì doanh nghiệp không phải nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, bản sao Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký hoạt động.
2. Thông báo địa điểm kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong trường hợp này, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp đặt tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo nơi đặt địa điểm kinh doanh tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Nội dung thông báo gồm:
a) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh);
b) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh. Tên địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo hình thức tổ chức của địa điểm kinh doanh;
c) Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
d) Họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 18 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
3. Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc ghi bổ sung địa điểm kinh doanh vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh.
4. Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký kinh doanh và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
5. Việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó.
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày chính thức mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh. Kèm theo thông báo phải có bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương để bổ sung vào hồ sơ đăng ký kinh doanh và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Chương V
HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH
ĐỐI VỚI TRUỜNG HỢP BỔ SUNG, THAY ĐỔI NỘI DUNG
ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Điều 25. Đăng ký bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh
1. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Ngành, nghề đăng ký bổ sung hoặc thay đổi;
c) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định thì phải có thêm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và các chức danh quản lý doanh nghiệp quy định tại khoản 13 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp.
Kèm theo thông báo phải có quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.
2. Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, doanh nghiệp phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ.
Điều 26. Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
1. Khi chuyển địa chỉ trụ sở chính đến nơi khác trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định chuyển địa chỉ trụ sở chính. Nội dung thông báo gồm:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Địa chỉ trụ sở chính dự định chuyển đến;
c) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Kèm theo thông báo phải có quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, doanh nghiệp phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ.
2. Khi chuyển địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp sang tỉnh, thành phố khác thì trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định chuyển địa chỉ trụ sở, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi dự định đặt trụ sở mới. Nội dung thông báo gồm:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số, ngày và nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Địa chỉ trụ sở chính dự định chuyển đến;
c) Họ, tên, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 18 Nghị định này, địa chỉ thường trú và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Kèm theo thông báo gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở mới, phải có bản sao Điều lệ đã sửa đổi của công ty và danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, danh sách người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật Doanh nghiệp, danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, danh sách thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở mới trao giấy biên nhận, đăng ký việc chuyển đổi địa chỉ trụ sở chính và cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và nếu tên doanh nghiệp không trái với quy định về đặt tên doanh nghiệp.
Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, doanh nghiệp phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở mới.
Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở mới phải gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi trước đây doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh.
3. Việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Điều 27. Đăng ký đổi tên doanh nghiệp
1. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định đổi tên, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Nội dung thông báo gồm:
a) Tên hiện tại, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Tên dự kiến thay đổi;
c) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Kèm theo thông báo phải có quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc đổi tên doanh nghiệp. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
2. Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký đổi tên doanh nghiệp trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và nếu tên dự kiến của doanh nghiệp không trái với quy định về đặt tên doanh nghiệp.
Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, doanh nghiệp phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ.
3. Việc thay đổi tên của doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Điều 28. Đăng ký thay đổi thành viên hợp danh
Trường hợp công ty hợp danh tiếp nhận thành viên hợp danh, chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo các khoản 1, 2 và 3 Điều 138 của Luật Doanh nghiệp thì trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi thành viên hợp danh, công ty hợp danh gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty;
2. Họ, tên, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 18 Nghị định này, địa chỉ thường trú của thành viên hợp danh mới, của thành viên bị chấm dứt tư cách thành viên hợp danh;
3. Chữ ký của tất cả thành viên hợp danh hoặc thành viên hợp danh được ủy quyền, trừ thành viên bị chấm dứt tư cách thành viên hợp danh;
4. Những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký thay đổi thành viên hợp danh trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, doanh nghiệp phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ.
Điều 29. Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần
Trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi, công ty gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty;
2. Họ, tên, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 18 Nghị định này, chức danh, địa chỉ thường trú của người đang là đại diện theo pháp luật của công ty và của người thay thế làm đại diện theo pháp luật của công ty;
3. Họ, tên và chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Chủ sở hữu công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty bỏ trốn khỏi nơi cư trú, bị tạm giam, bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được bản thân hoặc từ chối ký tên vào thông báo của công ty thì phải có họ, tên và chữ ký của các thành viên Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các thành viên Hội đồng quản trị đã tham dự và biểu quyết nhất trí về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty.
Kèm theo thông báo phải có quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật. Quyết định, biên bản họp Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông và quyết định của chủ sở hữu công ty phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, doanh nghiệp phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ.
Điều 30. Đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định tăng, giảm vốn đầu tư đã đăng ký, chủ doanh nghiệp tư nhân phải thông báo về việc thay đổi vốn với Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
2. Ngành, nghề kinh doanh;
3. Mức vốn đầu tư đã đăng ký, mức vốn đăng ký thay đổi và thời điểm thay đổi vốn đầu tư.
4. Họ, tên, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 18 Nghị định này, địa chỉ thường trú và chữ ký của chủ doanh nghiệp;
Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký thay đổi vốn đầu tư trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, doanh nghiệp phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ.
Điều 31. Đăng ký thay đổi vốn điều lệ công ty
1. Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định tăng, giảm vốn điều lệ hoặc thay đổi tỷ lệ vốn góp, công ty gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty;
b) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 18 Nghị định này hoặc số quyết định thành lập, số đăng ký kinh doanh của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu và người được uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
c) Tỷ lệ phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc của mỗi cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, tỷ lệ sở hữu được uỷ quyền của từng đại diện uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật Doanh nghiệp;
d) Vốn điều lệ đã đăng ký và vốn điều lệ dự định thay đổi; thời điểm và hình thức tăng giảm vốn;
đ) Họ, tên, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 18 Nghị định này, địa chỉ thường trú và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc của thành viên hợp danh được ủy quyền đối với công ty hợp danh và của Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần.
Kèm theo thông báo phải có quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ của công ty. Quyết định, biên bản họp Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông và quyết định của chủ sở hữu công ty phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn, kèm theo thông báo phải có thêm báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ. Đối với công ty có phần vốn sở hữu nước ngoài chiếm trên 50%, báo cáo tài chính phải được xác nhận của kiểm toán độc lập.
Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký tăng, giảm vốn cho công ty trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, doanh nghiệp phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ.
2. Không thực hiện việc đăng ký giảm vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
3. Trường hợp giảm vốn đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định, thì doanh nghiệp chỉ được đăng ký giảm vốn điều lệ, nếu mức vốn đăng ký sau khi giảm không thấp hơn mức vốn pháp định áp dụng đối với ngành, nghề đó.
Điều 32. Đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần
1. Đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp:
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi, công ty gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty;
b) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập đối với cổ đông sáng lập là tổ chức hoặc họ, tên, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 18 Nghị định này đối với cổ đông sáng lập là cá nhân không thực hiện cam kết góp vốn và phần vốn chưa góp của cổ đông đó;
c) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập đối với tổ chức hoặc họ, tên, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 18 Nghị định này đối với cá nhân là người nhận góp bù và phần vốn góp sau khi góp bù;
d) Họ, tên, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 18 Nghị định này và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Kèm theo thông báo phải có quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi cổ đông sáng lập do không thực hiện cam kết góp vốn; danh sách các cổ đông sáng lập khi đã thay đổi. Quyết định, biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập công ty trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, doanh nghiệp phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ.
2. Đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập trong trường hợp được quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi, công ty gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty;
b) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số đăng ký kinh doanh hoặc số quyết định thành lập đối với cổ đông sáng lập là tổ chức hoặc họ, tên, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 18 Nghị định này đối với cổ đông sáng lập là cá nhân; phần vốn góp của người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng;
c) Họ, tên, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 18 Nghị định này và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Kèm theo thông báo phải có quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi cổ đông sáng lập; danh sách các cổ đông sáng lập khi đã thay đổi. Quyết định, biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập công ty trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, doanh nghiệp phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ.
Điều 33. Đăng ký thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Trường hợp tiếp nhận thành viên mới, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi, công ty gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty;
b) Tên, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức; họ, tên, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 18 Nghị định này đối với thành viên là cá nhân; giá trị vốn góp và phần vốn góp, thời điểm góp vốn, loại tài sản góp vốn, số lượng và giá trị của từng loại tài sản góp vốn của các thành viên mới;
c) Phần vốn góp đã thay đổi của các thành viên sau khi tiếp nhận thành viên mới;
d) Vốn điều lệ của công ty sau khi tiếp nhận thành viên mới;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Kèm theo thông báo phải có quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc tiếp nhận thành viên mới, giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới vào công ty. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài, phải có thêm bản sao hợp lệ Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương. Đối với thành viên là cá nhân người nước ngoài phải có thêm bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 18 Nghị định này. Quyết định, biên bản họp của Hội đồng thành viên phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký thay đổi thành viên, đăng ký tăng vốn điều lệ công ty trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Trường hợp thay đổi thành viên do chuyển nhượng phần vốn góp, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi, công ty gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty,
b) Tên, địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức hoặc họ, tên, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 18 Nghị định này đối với cá nhân; phần vốn góp của người chuyển nhượng và của người nhận chuyển nhượng;
c) Phần vốn góp của các thành viên sau khi chuyển nhượng;
d) Thời điểm thực hiện chuyển nhượng;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Kèm theo thông báo phải có hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác nhận của công ty.
Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký thay đổi thành viên trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Trường hợp thay đổi thành viên do thừa kế, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi, công ty gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty;
b) Họ, tên, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 18 Nghị định này, quốc tịch, phần vốn góp của thành viên để lại thừa kế và của từng người nhận thừa kế;
c) Thời điểm thừa kế;
d) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký thay đổi thành viên trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Đối với trường hợp đăng ký thay đổi thành viên do có thành viên không thực hiện cam kết góp vốn theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật Doanh nghiệp, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi, công ty gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty;
b) Tên, địa chỉ trụ sở chính hoặc họ, tên, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 18 Nghị định này, quốc tịch, phần vốn góp của thành viên không thực hiện cam kết góp vốn và của người nhận góp bù;
c) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Kèm theo thông báo phải có quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên về việc thay đổi thành viên do không thực hiện cam kết góp vốn, danh sách các thành viên còn lại của công ty. Quyết định, biên bản họp của Hội đồng thành viên phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký thay đổi thành viên trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, doanh nghiệp phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ.
Điều 34. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động theo quyết định của Toà án
Trường hợp có thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động theo quyết định của Toà án thì doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi. Hồ sơ đăng ký thay đổi ngoài các giấy tờ quy định tại Chương này, phải có bản sao hợp lệ bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.
Điều 35. Quyền khiếu nại của doanh nghiệp
Sau thời hạn quy định, kể từ ngày gửi thông báo bổ sung, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh quy định tại Chương này đến Phòng Đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp không được đăng ký bổ sung, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh như quy định hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh từ Phòng Đăng ký kinh doanh, thì doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Chương VI
ĐĂNG KÝ KINH DOANH ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH
Điều 36. Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. Mức thu nhập thấp được quy định không được vượt quá mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp.
Điều 37. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký kinh doanh
1. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định tại Chương này.
2. Cá nhân, hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký kinh doanh một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc.
Điều 38. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh
1. Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh và kèm theo bản sao Giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
2. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh gồm:
a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Số vốn kinh doanh;
d) Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 42 Nghị định này;
c) Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
4. Nếu sau 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
5. Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, cơ quan thuế cùng cấp và Sở chuyên ngành.
Hộ kinh doanh có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh phải có điều kiện.
Điều 40. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.
Điều 41. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
1. Khi thay đổi nội dung kinh doanh đã đăng ký, hộ kinh doanh thông báo nội dung thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh.
2. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 (ba mươi) ngày trở lên, hộ kinh doanh thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 1 (một) năm.
3. Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện.
Điều 42. Đặt tên hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:
a) Thành tố thứ nhất: loại hình "Hộ kinh doanh";
b) Thành tố thứ hai: tên riêng của hộ kinh doanh .
Tên riêng phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phát âm được.
2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
3. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.
Chương VII
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ TẠM NGỪNG KINH DOANH,
CẤP LẠI, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Điều 43. Tạm ngừng kinh doanh
Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế ít nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Ngành, nghề kinh doanh.
3. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá 1 (một) năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 2 (hai) năm.
4. Lý do tạm ngừng kinh doanh.
5. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Kèm theo thông báo phải có quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo và ghi vào sổ theo dõi.
Điều 44. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
1. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong trường hợp mất Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
a) Khi mất Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải khai báo với cơ quan công an nơi mất Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng ba lần liên tiếp.
b) Sau 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày thông báo, nếu doanh nghiệp không tìm được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã mất thì đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đề nghị cấp lại gồm:
- Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Xác nhận của cơ quan công an về việc khai báo mất Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
- Giấy tờ của cơ quan báo, đài về việc nhận đăng thông báo mất Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tờ báo đã đăng thông báo này.
2. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị rách, nát, cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp gửi Giấy đề nghị nêu rõ lý do xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tới Phòng Đăng ký kinh doanh.
3. Khi tiếp nhận hồ sơ nêu tại các khoản 1 và 2 Điều này, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp .
Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, trong đó ghi rõ lần cấp lại. Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp lại là số đã được cấp trước đây.
4. Việc cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với chi nhánh, văn phòng đại diện trong trường hợp bị mất; rách, nát, cháy, bị tiêu huỷ dưới hình thức khác áp dụng theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp không đúng hồ sơ, trình tự, thủ tục theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo cho doanh nghiệp để hoàn chỉnh hồ sơ để được xem xét cấp lại hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Điều 45. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
1. Các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được quy định tại khoản 2 Điều 165 của Luật Doanh nghiệp.
2. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong trường hợp theo quyết định của Tòa án được thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 46. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
1. Trường hợp Phòng Đăng ký kinh doanh phát hiện nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo:
Nếu Phòng Đăng ký kinh doanh phát hiện nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh thành lập mới doanh nghiệp là giả mạo thì ra thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Nếu Phòng Đăng ký kinh doanh phát hiện nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh là giả mạo thì yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong đăng ký kinh doanh; đồng thời hủy bỏ những thay đổi trong nội dung đăng ký kinh doanh được thực hiện trên cơ sở các thông tin giả mạo.
2. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ đông sáng lập công ty cổ phần và thành viên hợp danh của doanh nghiệp đã đăng ký thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp:
a) Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân là chủ sở hữu: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký ra thông báo về hành vi vi phạm và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
b) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức là chủ sở hữu, công ty cổ phần và công ty hợp danh: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký ra thông báo bằng văn bản yêu cầu doanh nghiệp thay đổi thành viên hoặc cổ đông thuộc đối tượng không được quyền thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày thông báo. Quá thời hạn nói trên mà doanh nghiệp không đăng ký thay đổi thành viên hoặc cổ đông, thì Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về hành vi vi phạm và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Đối với các trường hợp doanh nghiệp vi phạm các điểm c, d, đ và e khoản 2, Điều 165 của Luật Doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm và yêu cầu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến trụ sở của Phòng để giải trình. Sau 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn hẹn trong thông báo mà người được yêu cầu không đến thì Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
4. Trường hợp doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 165 của Luật Doanh nghiệp thì trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn của yêu cầu báo cáo, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến trụ sở của Phòng để giải trình. Sau 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn hẹn trong thông báo mà người được yêu cầu không đến thì Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về hành vi vi phạm và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
5. Trường hợp Phòng Đăng ký kinh doanh phát hiện doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề bị cấm thì ra thông báo về hành vi vi phạm và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đồng thời thông báo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
6. Sau khi nhận được Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện giải thể theo quy định tại Điều 158 của Luật Doanh nghiệp. Sau 6 (sáu) tháng, kể từ ngày quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp, thì doanh nghiệp coi như đã được giải thể và Phòng Đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong Sổ đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật, tất cả thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, tất cả thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán.
Điều 47. Các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong các trường hợp sau:
1. Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 6 (sáu) tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
2. Ngừng hoạt động kinh doanh quá 6 (sáu) tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký kinh doanh;
3. Chuyển địa điểm kinh doanh sang quận, huyện khác;
4. Kinh doanh ngành, nghề bị cấm.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 48. Xử lý vi phạm, khen thưởng
1. Cán bộ, công chức yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ, đặt thêm các thủ tục, điều kiện đăng ký kinh doanh trái với Nghị định này; có hành vi gây khó khăn, phiền hà đối với tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết việc đăng ký kinh doanh, trong kiểm tra các nội dung đăng ký kinh doanh thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Cán bộ, công chức từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người có đủ điều kiện hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người không đủ điều kiện thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao được khen thưởng theo quy định.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 04 năm 2004 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng: Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Tài chính, Tư pháp, Công an, chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này./.
CHÍNH PHỦ |
PHÓ THỦ TƯỚNG (Đã ký) |
Nguyễn Tấn Dũng |
Dtdd; 0908089208
Email kimtinh1982@yahoo.com.vn
kimtinh1982@gmail.com