Ai có nhu cầu tên miền liên hệ email

Ai có nhu cầu tên miền liên hệ email
kimtinh1982@gmail.com

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2008

Sếp không tăng chức cho bạn, bạn làm gì?

Công ty có đợt rà soát nhân sự, nhiều đồng nghiệp cùng vị trí với bạn đều được thăng chức, chỉ riêng bạn vẫn ngồi nguyên vị trí cũ. Trong hoàn cảnh đó, bạn sẽ hành xử ra sao?

Nếu bạn quá cảm tính

Hẳn bạn sẽ thấy thất vọng và khó chịu mỗi khi ai đó hỏi thăm. Bạn tự nhủ “mình cống hiến đến thế mà có được đền đáp đâu, nỗ lực làm gì nữa”. Dĩ nhiên, chất lượng công việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng, đừng ngạc nhiên nếu một ngày đẹp trời, sếp ký quyết định giảm chức vụ bạn, hay thậm chí cho bạn thôi việc. Cũng có thể bạn sẽ đùng đùng tự mình nộp đơn xin thôi việc trước khi sếp “kịp” có hành động ấy.

Nhưng cách hành xử như vậy thật sự không hề tốt cho công việc và sự nghiệp của bạn!

Hãy là người lý tính

Đúng vậy, trong công việc hay bất kỳ một sự việc nào khác, khi nhìn nhận, đánh giá và giải quyết vấn đề, nên hành động theo lý tính của bạn. Hãy đặt những câu hỏi và tự trả lời một cách khách quan nhất: Tại sao mình không được thăng chức? Có phải vì bạn làm việc không hiệu quả, bạn không phù hợp với vị trí ấy, công ty hiện tại không có điều kiện cho bạn phát triển…, hay chỉ đơn giản vì trông bạn không “hợp nhãn” sếp? Cũng nên tham khảo ý kiến mọi người, kể cả sếp để thêm phần khách quan.

Một khi đã có câu trả lời chính xác nhất bằng lý tính, bạn sẽ xác định được mình nên hành xử như thế nào? Dù quyết định ở lại hoặc ra đi tìm cơ hội mới, hãy luôn vui vẻ và hòa đồng vói đồng nghiệp, giữ thái độ tích cực trong công việc và chọn cho mình một mục tiêu mới để phấn đấu. Chưa phải là ngày tận thế nếu bạn không được thăng chức, biết đâu thời gian tới, bạn lại có cơ hội lớn hơn thì sao?!

Chưa được đi lên, hãy đi tiếp!

Lý tính, ở một mặt nào đó, chính là biểu hiện của sự chuyên nghiệp, không để cảm tính gây ảnh hưởng đến công việc. Từ suy nghĩ thiên về lý tính, bạn sẽ có cách hành xử, đánh giá, giải quyết vấn đề mang tính tích cực. Sếp không thăng chức cho bạn ư? Đấy chưa phải là điều tồi tệ nhất! Chưa được đi lên – thăng tiến, hãy đi tiếp! Nâng cao kỹ năng, làm việc chăm chỉ, thể hiện hết năng lực chính là cách “đi” đúng đắn nhất, rồi đến lúc sếp của bạn sẽ tự hỏi sao mình lại không chú ý đến một nhân tài như bạn đấy! Quan trọng hơn, bạn sẽ tự chủ, tự tin và trải nghiệm để bước tiếp trên con đường sự nghiệp của mình.
Theo Vietnamworks
Những câu hỏi cần trả lời của một doanh nghiệp

Thành công hay thất bại của một công ty phụ thuộc nhiều yếu tố. Chủ doanh nghiệp cần trả lời những câu hỏi quan trọng để đánh giá tình hình công ty và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.


Đầu quan trọng là bạn phải đánh giá được tình hình hoạt động của công ty.

Điểm mạnh và điểm yếu của công ty là gì?

Hãy xác định được những thế mạnh và yếu điểm của công ty bạn, từ đó tập trung phát triển những ưu thế đó. Không một công ty nào không có những yếu điểm, nhưng những công ty thành công luôn biết tập trung vào thế mạnh của mình để phát huy.

Việc hạch toán trước số vốn cần thiết để hoạt động là một bước rất quan trọng đối với một công ty. Khi hạch toán, bạn cần xem xét cả những chi phí phát sinh. Biết trước lượng vốn mình sẽ cần dùng sẽ khiến bạn có được những kế hoạch đúng đắn (để huy động vốn, thu hồi tiền mặt từ khách hàng, đầu tư vào các dự án mới sao cho hợp lý, …)

Tại sao khách hàng muốn mua sản phẩm của bạn?

Đây là một câu hỏi rất quan trọng với một công ty. Nếu bạn không giải thích được tại sao khách hàng lại muốn mua hàng hay sử dụng dịch vụ của bạn thì bạn sẽ không đưa ra được hướng đi hợp lý cho thời kỳ tiếp theo, không có được chiến lược để thu hút khách hàng, do đó không có doanh thu. Một doanh nghiệp mà không có doanh thu thì không thể tồn tại được.

Sự khác biệt giữa sản phẩm của công ty bạn và sản phẩm của các công ty cạnh tranh là gì?

Hiểu được sự khác biệt giữa sản phẩm của công ty bạn và những công ty khác sẽ khiến bạn nhận ra được ưu và nhược điểm của sản phẩm, từ đó đưa ra những chiến lược marketing hiệu quả (phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm, đưa ra mức giá hợp lý).

Thế mạnh của những công ty mới thành lập là gì?

Không chỉ phải cạnh tranh với những công ty đang hoạt động trong cùng lĩnh vực, mà tình hình cạnh tranh ngày càng trở nên căng thẳng do ngày càng có nhiều công ty mới thành lập. Khảo sát tình hình hoạt động của những công ty này là một trong những cách giúp bạn đưa ra chiến lược cạnh tranh hiệu quả.

Làm sao để ngăn chặn tình trạng “chảy máu chất xám”?

“Chảy máu chất xám” hiện nay đang là vấn đề đau đầu của tất cả các doanh nghiệp. Những nhân viên sau một thời gian làm việc thường hay “nhảy việc”. Điều này gây khó khăn cho công ty rất nhiều. Bạn nên tự hỏi xem công ty mình đã có những biện pháp nào để ngăn chặn tình trạng này.
Theo STVN
Viết hay hơn nói giỏi

Nhiều người nói rất tốt nhưng lại tệ về khoản viết lách, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công việc.


Họ viết câu chữ mơ hồ, loằng ngoằng, sai chính tả, ngữ pháp… Nhiều người đã phải trả giá cho điểm yếu này. Họ không được đồng nghiệp đánh giá cao, mất cơ hội lên chức hoặc gặp trục trặc trong công việc. Nhiều ứng viên xin việc đã bị loại ngay từ vòng đầu vì đơn xin việc quá… tệ.

Nói thao thao bất tuyệt không có nghĩa là viết sẽ tốt

Kết thúc buổi họp, ai cũng tiếc cho Xuân Vy, 27 tuổi, nhân viên phòng Kế hoạch Công ty TNHH Mai Lan, Q.3, TP.HCM. Cô thuyết trình một dự án kinh doanh có tính chất đột phá, mới mẻ và rất khả quan.

Nghe cô nói thao thao suốt một tiếng rưỡi đồng hồ, ai cũng nghĩ ban giám đốc sẽ đồng ý với bản dự án. Chẳng ngờ, cuối buổi họp, phó tổng giám đốc phàn nàn là cô trình bày hay nhưng phần văn bản kém quá. Câu cú dài lê thê, các số liệu, biểu đồ mới, cũ lộn xộn. Đọc xong, ông chẳng hiểu cô muốn nói gì qua “đám rừng” ấy.

Ông yêu cầu cô làm lại một văn bản mới. Nếu không, dự án sẽ không được duyệt.

Điều đó cũng có nghĩa là việc đề bạt cô lên chức phó phòng sắp tới cũng phải xem xét lại.

Viết hay?

Để viết đúng, cần phải chú ý đến cú pháp, chính tả. Muốn viết hay, đòi hỏi người viết phải có vốn từ vựng phong phú, biết dùng từ đúng với hoàn cảnh, tính chất công việc và hợp với đối tượng nghe hoặc đọc.

Viết hay còn thể hiện ở việc dẫn dắt vấn đề rõ ràng, mạch lạc, thú vị và cuốn hút người khác.

Nhiều người quan niệm rằng những bản báo cáo, kế hoạch khó viết hay vì nó liên quan nhiều đến số liệu. Thật ra, khi khả năng viết của bạn tốt thì viết gì cũng hay.

60% học giỏi văn từ nhỏ

Chúng tôi đã làm một cuộc khảo sát bỏ túi với 30 người, là giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng của những công ty lớn tại TP.HCM. Kết quả cho thấy 60% trong số họ học giỏi văn từ nhỏ.

Họ thường đọc bài văn mẫu của mình cho cả lớp nghe hoặc đoạt giải trong các kì thi học sinh giỏi cấp thành phố. 40% còn lại học văn cũng không quá tệ, từ trung bình-khá trở lên.

70% số người được thăm dò cho biết, họ rất quan tâm đếm khả năng viết lách của ứng viên. Theo họ, viết cũng là một yếu tố quan trọng như bằng cấp, năng lực, kinh nghiệm. Yếu tố này tác động không nhỏ đến quyết định họ có chọn ứng viên đó hay không.

Không giỏi thì phải học

Những người được thăm dò cho biết: Qua một văn bản, họ sẽ biết được tư duy, tính cách, sự sắp xếp công việc của người nào đó. Một người biết cách sắp xếp, suy luận logic thì văn bản viết của họ sẽ mạch lạc, bố cục rõ ràng, chặt chẽ.

Mọi người cùng đồng tình rằng, giải pháp tốt nhất để rèn luyện kỹ năng viết trong công việc là thường xuyên đọc sách văn học. Nên tham khảo các văn bản mẫu trước khi bắt tay vào thực hiện. Nên đọc đi đọc lại văn bản khi đã hoàn thành để phát hiện và sửa các điểm sai sót.

Viết tốt đồng nghĩa với thăng tiến

Chị Nguyễn Thị Kim Hương, giám đốc nhân sự Công ty TNHH Astrazeneka, cho biết: “Với các vị trí như nhân viên hành chính, thư kí, kế toán… chúng tôi rất chú trọng đến kĩ năng viết lách của ứng viên khi tuyển dụng. Một số người lúc tuyển vào họ viết tương đối tốt nhưng khi làm việc chúng tôi vẫn phải đào tạo họ cách viết cho phù hợp với yêu cầu của công việc”.

Như vậy, có thể thấy viết lách rất quan trọng, ảnh hưởng đến công việc, khả năng thăng tiến và số mệnh của mỗi người.

Chính vì thế, ngay từ bây giờ bạn nên trau dồi kĩ năng viết. Chú ý đến câu chữ khi soạn thảo một văn bản bất kì để không bị “bút sa gà chết”.
Theo TTGĐ
Thành công từ kinh nghiệm của Marc Cenedella

Marc Cenedella là một diễn giả nổi tiếng thế giới và là CEO của trang web tuyển dụng trực tuyến TheLadders.com, nơi chỉ đăng tuyển những công việc có mức lương 100.000 USD/năm trở lên.

Dưới đây là một số bí quyết thành công mà Marc Cenedella dành cho nhà quản lý lẫn các nhân viên:

Làm thế nào để giữ nhân viên? Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy hầu hết những người làm công ăn lương đều có nhu cầu tìm việc mới khi đang đương chức ở một công ty nào đó. Là nhà quản lý có nhân viên đang muốn săn việc mới, bạn nên làm gì?

Marc Cenedella tư vấn: "Hãy tự hỏi chính mình: Tôi có cần giữ lại nhân viên này không? Nếu câu trả lời là có, hãy trấn tĩnh lại và tiếp tục đặt câu hỏi: Có điều gì khiến anh ta không hài lòng?, từ đó tìm biện pháp cải thiện tình hình".

Với nhân viên đang săn việc, Marc cũng tư vấn: "Hãy xác định rõ lý do khiến bạn tìm kiếm công việc mới và sẵn sàng đưa ra những giải pháp tối ưu. Phải nắm rõ những gì bạn cần và những gì có thể giữ bạn ở lại. Nếu sếp phát hiện bạn đang săn việc mới, điều đó cũng không có gì nghiêm trọng. Bạn sẽ xóa bỏ những hoài nghi của sếp bằng cách chứng tỏ hơn nữa năng lực của mình. Thế là đủ".

Thành công nhờ trang phục: Một cuộc khảo sát trên TheLadders.com đã chứng minh trang phục khẳng định đẳng cấp của nhân viên. 70% thành viên tham gia cuộc khảo sát cho rằng nhân viên trong đồng phục com-lê, áo vest được xem là những người có tác phong làm việc chuyên nghiệp, trong khi 60% cho rằng đó là những nhân viên đứng đắn và mẫu mực.

Marc cho biết: “70% nhân viên điều hành cho rằng trang phục thể hiện đúng hình ảnh của họ. Tôi đồng ý quan điểm này. Không ai chứng minh được hình ảnh của bạn bằng bạn cả. Dù trang phục của bạn ở nhà hay trong công sở như thế nào đi nữa, nó cũng thể hiện sự khác biệt của bạn”.

Trong một cuộc khảo sát gần đây nhất, TheLadders.com cũng chứng minh các sếp ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng công việc của nhân viên thay vì giá trị trang phục của họ. Cuộc khảo sát cho thấy có đến 42,2% nhân viên cho biết nhiều công ty cho phép họ không cần phải mặc đồng phục khi đi làm; 22,3% cho biết nhiều công ty không ý kiến với những trang phục “ngẫu hứng” của nhân viên.

Tìm người tham khảo: Ngày nay, rất nhiều nhân viên từ chối làm người tham khảo, dù bạn là nhân viên xuất sắc đến mấy. Họ sợ những rắc rối phát sinh về sau. Trong tình huống này, chúng ta nên giải quyết thế nào?

Theo Marc Cenedella, một người tham khảo không tốt có thể tạo ra sự phẫn nộ với ứng viên không được tuyển dụng, trong khi một người tham khảo tốt có thể cũng bị mất lòng nếu ứng viên chẳng may không đủ điều kiện để được ứng tuyển. Vì lẽ đó mà nhiều công ty đề ra chính sách yêu cầu nhân viên làm người tham khảo chỉ được cung cấp những thông tin cơ bản nhất.

Do đó, để tìm được người tham khảo tốt nhất và tránh những rủi ro cho họ, bạn hãy tìm những đồng nghiệp cũ nay đã chuyển sang công ty khác. Họ sẽ không còn bị vướng bận với những chính sách ở công ty cũ của bạn nữa.
Theo TTO


10 sai lầm trong việc tuyển nhân viên (Phần 1)

Thuê đúng người sẽ tạo ra một thế giới khác biệt của sự thành công trong doanh nghiệp bạn. Thế nhưng, rất nhiều người chủ doanh nghiệp không tiến hành những cách thức tuyển người đúng đắn và thường mắc những sai lầm đáng tiếc. Sau đây là 10 sai lầm phổ biến nhất.

1. Không nghiên cứu tiểu sử của ứng viên

Dù ứng viên viết gì trong sơ yếu lí lịch đi chăng nữa, bạn cũng cần dành thời gian để xem xét. Nếu bạn quan tâm đến những ứng viên cụ thể, hãy đảm bảo rằng quá trình làm việc của họ là chính xác, và hãy kiểm tra ít nhất là một hoặc hai người tham khảo của ứng viên. Ngoài ra, cũng nên kiểm tra lí lịch của họ.

2. Bị choáng ngợp bởi bằng cấp

Những ứng viên có nhiều bằng cấp thường rất chăm học để đạt được những bằng cấp danh giá. Nhưng điều này không có nghĩa là ra ngoài đời họ sẽ gặt hái được những kết quả kinh doanh cũng “danh giá” như vậy.

Lưu ý: Điều này không áp dụng nếu bạn đang tuyển người vào vị trí nghiên cứu hoặc cần bằng cấp.

3. Không có một kế hoạch dài hạn

Thuê một người nào đó trong lúc bận rộn có thể giúp bạn giải quyết công việc trước mắt. Tuy nhiên, trừ phi bạn chỉ muốn thuê theo thời vụ, bạn cần phải có kế hoạch dài hơn chứ không chỉ là nhu cầu cần thiết, bao gồm cả việc bạn lập kế hoạch để phát triển ứng viên, và cân nhắc xem liệu ứng viên đó có phù hợp với kế hoạch lâu dài của bạn không.

4. Hứa những điều mà bạn không thể thực hiện được

Bạn sẽ phải trả giá đắt nếu bạn hứa hẹn theo kiểu…thích là hứa. Cần phải dự đoán trước những gì bạn có thể đáp ứng và những gì bạn không thể đáp ứng cho một nhân viên tiềm năng.

5. Thuê người vì những lý do sai lầm

Không may thay, đây là một lý do rất phổ biến. Dù bạn đang tạo công ăn việc làm cho anh em bạn bè hay bạn bị thuyết phục bởi ngoại hình hoặc cách ăn nói “dẻo như kẹo” của một ai đó, thì việc tuyển người cũng không thể xuất phát từ những lý do sai lầm. Mục tiêu của bạn là phải thuê được người tốt nhất cho công việc.


10 sai lầm trong việc tuyển nhân viên (Phần 2)

Tuyển dụng là một quá trình sàn lọc quan trọng những ứng viên đặc biệt, phù hợp cho công ty. Muốn làm được điều đó, hãy tránh xa những sai lầm trong việc tuyển dụng dưới đây.

Phần 1

6. Không tiến hành một cuộc phỏng vấn chu đáo. Tiến hành một cuộc phỏng vấn việc làm chu đáo là một kỹ năng mà nhiều người không có. Việc hỏi những câu hỏi phù hợp để kiểm tra xem ứng viên có thích hợp với công việc hay không là rất quan trọng.

7. Không xem xét xem các tố chất của ứng viên có phù hợp với công việc hay không. Trong một số lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi ứng viên phải nhanh nhạy. Nếu bạn thuê một ứng viên nào đó có thư thái rất “ung dung” thì có lẽ người này sẽ không thể làm việc trong nhóm “nhanh nhạy” được.

8. Không gửi thư mời cho ứng viên. Thư mời liệt kê tất cả những chi tiết quan trọng, bao gồm cả lương khởi điểm, mức thưởng, thông tin về các phúc lợi.

9. Không chuẩn bị tốt. Bạn có thể mắc sai lầm trong tuyển người khi bạn không chuẩn bị một quá trình bao gồm nhiều khâu khác nhau. Chuẩn bị các câu hỏi mà bạn muốn hỏi và xác định kiểu ứng viên mà bạn muốn tìm kiếm. Cũng cần phải sẵn sàng giải thích về vị trí công việc và trả lời những câu hỏi từ ứng viên.

10. Hy vọng quá nhiều. Một vấn đề thường xảy ra đó là ngày nay người ta thường tìm kiếm một người để cứu một một con tàu đang chìm. Không thực tế, một danh sách dài những bằng cấp, tiêu chuẩn được đặt ra? Như thường thấy trong những quảng cáo tuyển dụng?

Hãy tạo ra một tình huống mà ở đó bạn cần tìm một người mà bạn nghĩ là có thể giải quyết được một số việc trong toàn bộ, nhưng không xuất sắc trong các lĩnh vực quan trọng. Thu hẹp sự tập trung của bạn vào những lĩnh vực quan trọng nhất của vị trí.

HRvietnam
Quản lý nhóm thế nào?

Làm việc theo nhóm là một kỹ năng rất quan trọng cần có ở mỗi người. Nếu bạn được bầu làm trưởng nhóm, bạn đã biết cách quản lý thời gian và công việc của nhóm một thật hiệu quả chưa?

Vai trò của trưởng nhóm có tính chất sống còn đối với hoạt động của nhóm đó. Để đảm nhiệm vai trò đó một cách thành công không phải là điều dễ dàng, nó đòi hỏi ở bạn rất nhiều thời gian, nỗ lực và tính kiên trì.

Nếu không biết cách quản lý, bạn sẽ biến nhóm của mình thành nhóm những cá nhân hoạt động rời rạc, không có sự gắn kết với nhau.

1. Hãy đặt ra những nguyên tắc cơ bản cho nhóm của bạn để mọi người cùng chấp hành như những quy định về sự tham gia, thời gian họp nhóm, vai trò của từng cá nhân trong nhóm (nhóm trưởng, nhóm phó, thư ký, ?)

2. Thường xuyên thông báo cho các thành viên trong nhóm về những nhiệm vụ cần hoàn thành trong thời gian sắp tới cũng như tiến độ thực hiện công việc. Phân công rõ ràng trách nhiệm cho từng người để ai cũng có phần trong việc hoàn thành nhiệm vụ.

3. Nhóm tức là nhiều cá nhân với nhiều tính cách, thói quen khác nhau cùng làm việc với nhau. Vì vậy, để trở thành một trưởng nhóm thực sự hiểu được các thành viên trong nhóm của mình bạn nên dành thời gian tìm hiểu về cách làm việc với từng kiểu người.

4. Sự hòa thuận giữa các thành viên trong nhóm sẽ mang lại hiệu quả công việc rất lớn vì vậy bạn cần biết tạo ra một môi trường thân thiện trong nhóm và gắn kết các thành viên lại với nhau. Hãy đối xử công bằng với tất cả mọi người dựa trên hiệu quả công việc của họ.

5. Là một trưởng nhóm, bạn sẽ thường xuyên phải trình bày với cả nhóm về công việc do đó, bạn nên luyện tập kỹ năng thuyết trình và phát biểu trước đám đông thật tốt để bài phát biểu hay thuyết trình của mình có sức thuyết phục cao.
Theo Sức trẻ Việt Nam
Việc cần làm khi định sa thải một nhân viên

Rõ ràng “sa thải” là từ không ai nói, cũng chẳng ai muốn nghe, trong công sở. Nhưng là một nhà quản lý, bạn vẫn phải sử dụng từ này khi cần thiết, có điều cần cẩn trọng để không gây thiệt hại cho công ty và xúc phạm người bị sa thải.


Rất ít nhân viên có thể chấp nhận dễ dàng việc bị sa thải, từ đó anh ta có thể có những hành động phản kháng quá mức, gây tổn hại cho bản thân người quản lý và phía công ty. Để bảo vệ quyền lợi của bạn cũng như danh tiếng của công ty, bạn cần thực hiện những bước sau để đảm bảo sau này không có tranh cãi hay kiện tụng nào từ bất cứ nhân viên nào bị sa thải:

Sách hướng dẫn các quy tắc dành cho nhân viên:

Đầu tiên, bạn cần đảm bảo rằng công ty bạn có những chính sách rõ ràng về những quy tắc đạo đức mà một nhân viên cần có khi làm việc tại đây. Đó phải là những chính sách chặt chẽ, giải thích rõ ràng các loại quy định mà một nhân viên của công ty không được phép làm. Ví dụ như tuyệt đối không sử dụng ma túy, phá hoại, ăn trộm đồ của công hay quấy rối tình dục nơi công sở.

Ngoài ra, bạn phải chắc chắn rằng mọi nhân viên đều đã đọc và hiểu rõ chúng. Đối với những nhân viên mới vào thì việc đọc và hiểu chúng nên được coi là nhiệm vụ đầu tiên trước khi bắt tay vào công việc thực sự .

Văn bản cảnh cáo

Nếu một nhân viên khi không đáp ứng được mong đợi của công ty thì anh/cô ấy nên được nhận một thông báo bằng giấy để nói về tình trạng năng lực hiện tại của họ đang gây ra những thiệt hại cho công ty và đề nghị họ có kế hoạch cải thiện.

Lưu ý rằng, khi bạn đưa cho bất cứ nhân viên nào một văn bản như vậy bạn cũng phải nhớ rõ nội dung của chúng. Đừng chỉ sử dụng trí nhớ mà nên ghi nhớ chúng trong sổ tay hoặc nhật ký làm việc. Trong trường hợp người nhân viên đó không cải thiện được tình hình của bản thân thì đã đến lúc bạn cần chứng minh rằng việc người đó ra đi là hoàn toàn hợp lý.

Nói rõ mong đợi của bạn ở nhân viên

Bạn cần hiểu rằng nhiều nhân viên họ có thể cần nhiều hơn là những “định nghĩa” về các quy tắc được viết trong “cuốn cẩm nang” đó. Họ cần hiểu rõ được cả những mong đợi của cá nhân sếp đối với nhân viên khi làm việc cùng nhau.

Bạn nên nói rõ những quy tắc của riêng bạn trong công việc cũng như mong muốn các nhân viên tuân thủ cả các quy tắc của công ty để tránh bất cứ rắc rối nào với phòng nhân sự cũng như công đoàn của công ty. Kết thúc, bạn nên đề nghị nhân viên nào đó nói ngắn gọn những điều bạn đã nói trong cuộc họp, đảm bảo mọi nhân viên không còn bất cứ thắc mắc nào.
Theo Dân Trí
Bài học từ cuộc đua của Thỏ và Rùa

Đây là một câu chuyện có vẻ quen thuộc với chúng ta nhưng được mở rộng bởi CEO (Chief Executive Officer) của Coca Cola như sau:

Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như như bắn và chạy thụt mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, dành chiến thắng. Thỏ giựt mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua.

Bài học của câu chuyện trên là: chậm và ổn định đã chiến thắng cuộc đua.
-------------------------
Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm:

Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có cửa hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.

Thế, bài học của câu chuyện này? Nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định.

Nếu có 2 người trong công ty của bạn: một người chậm, nguyên tắc và đáng tin cậy; một người khác nhanh và vẫn đáng tin cậy ở những việc anh ta làm. Người nhanh và đáng tin cậy chắc chắn sẽ được thăng chức nhanh hơn. Chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn.

--------------------------

Nhưng câu chuyện cũng không dừng lại ớ đây. Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua. Thỏ đồng ý. Chúng bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến lại còn đến 2km nữa ở bên kia sông! Thỏ đành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.

Ý nghĩa từ câu chuyện này? Trước tiên, cần xác định ưu thế của mình, và sau đó là biết chọn sân chơi phù hợp.

--------------------------

Câu chuyện vẫn chưa dừng lại.

Đến đây, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và chúng cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội. Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.

Bài học của câu chuyện này là gì? Thật tuyệt vời nếu mỗi người đều thông minh và đều có ưu điểm riêng, nhưng trừ khi các bạn cùng làm việc với nhau trong một đội và cùng chia sẻ, cống hiến ưu thế của từng người, bạn sẽ không bao giờ thực hiện công việc được hoàn hảo bởi vì luôn luôn có những trường hợp bạn không thể làm tốt hơn người khác. Điều quan trọng của làm việc theo nhóm là phải chọn được người trưởng nhóm trong từng trường hợp cụ thể. Phải chọn được người có ưu thế về lĩnh vực mà họ làm trưởng nhóm.

Còn nhiều bài học nữa từ câu chuyện này. Lưu ý rằng cả thỏ và rùa đều không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn và cố gắng nhiều hơn sau khi phải thất bại cay đắng. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng làm việc hết sức. Trong cuộc sống, khi phải chịu đựng, đối mặt với thất bại, có thể đó cũng là thời điểm thích hợp để cố gắng hơn và nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác. Và đôi khi phải làm cả hai. Thỏ và rùa cũng đã học thêm một bài học để đời khác: thay vì chúng chống đối (hay cạnh tranh) với nhau, chúng bắt đầu tìm cách giải quyết tình huống, và chúng đã cùng nhau làm tốt hơn rất nhiều.

Khi Roberto Goizueta đảm nhận vị trí CEO của Coca Cola vào những năm 1980, ông đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với Pepsi. Nhân viên của ông ta đang tập trung vào cạnh tranh với Pepsi và cố gắng tăng thị phần từng 0,1%. Goizueta quyết định không cạnh tranh với Pepsi mà thay vào đó là tìm cách chiếm thị phần. Ông ta hỏi các nhân viên và biết rằng trung bình mỗi ngày, mỗi người Mỹ uống các loại nước là 14 ounces (đơn vị đo lường của Mỹ), trong đó thì Coke chỉ có 2 ounces/ngày/người. Rõ ràng việc cạnh tranh không chỉ là Pepsi mà còn là nước, trà, cà phê, sữa và các loại nước trái cây. Mọi người sẽ dễ dàng tìm thấy Coke bất kể khi nào họ cần uống. Coke quyết định đầu tư các máy bán coca cola tự động ở khắp các góc đường. Doanh thu tăng nhảy vọt và cho đến nay thì Pepsi vẫn không thể nào theo kịp.

Kết luận: câu chuyện ngụ ngôn thỏ và rùa đã dạy cho chúng ta khá nhiều bài học lý thú. Ý tưởng quan trọng nhất là “nhanh và vững chắc” sẽ luôn đánh bại “chậm và ổn định”; làm việc với những ưu điểm của bạn, đầu tư nhiều tài nguyên và làm việc theo nhóm sẽ luôn chiến thắng bất cứ một cá inhân nào; không bao giờ đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Và cuối cùng, phải tìm giải pháp cho mọi tình huống, không chống lại cuộc chiến.

Theo vietnamworks
Sáu giải pháp tiếp thị bằng email

Ngay sau đây, chúng tôi xin đưa ra sáu giải pháp tiếp thị có thể tạo nên sự khác biệt cho công ty bạn trong năm 2008 này.

Đừng ăn cắp (Không mua/không thuê/không bán danh mục người nhận)

Chẳng có cách nào để nhòm ngó đến những điều đó đâu. Mua,thuê hay bán các danh sách nhận email đều có nghĩa là bạn đang đánh cắp thời gian của người khác và điều đó thật không hay tí nào.

Trong thế giới email, danh tiếng của bạn cũng sẽ tàn lụi với các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) và khách hàng thân thiết bởi họ sẽ gây khó dễ khi bạn gửi email đến hộp thư. Vì vậy, hãy chơi đẹp và đừng ăn cắp. Thay vào đó…

Hãy kết thân với những người bạn mới (Phát triển danh mục người nhận của bạn)

Tìm những người bạn mới sẽ tốt hơn nhiều. Phải chắc chắn rằng bạn có một chương trình tìm kiếm tích cực để có được những người mới cho danh mục người nhận của mình. Bạn có thể bắt đầu một cách đơn giản như là thiết kế trang web của riêng bạn vậy, sau đó hãy xây dựng nhiều chương trình thích hợp hơn.

Hâm nóng mối quan hệ giữa bạn và những người bạn cũ (Đánh động những khách hàng im hơi lặng tiếng)

Thỉnh thoảng các mối quan hệ cũng bị phai nhạt. Mọi người thôi không hồi âm email của bạn nữa và bạn mất đi sự quan tâm. Hãy nỗ lực liên lạc lại với họ trong năm nay.

Xác định những ai chưa xem mail hay chưa click vào mail bạn gửi trong những tháng trước rồi gửi cho họ một email đề nghị họ xem nó. Nhắc cho họ biết tại sao bạn lại liên lạc với họ trước hết và cho họ một lý do để gây chú ý.

Đừng cố gửi email đến những người không hề muốn nhận email của bạn, vì đó cũng là hình thức ăn cắp thời gian.

Trở nên thú vị hơn (Tạo ra những nội dung thu hút được khách hàng của bạn)

Với những người bạn mới này, điều quan trọng là phải có một cái gì đó thú vị để nói. Việc cố gắng tạo ra một nội dung thú vị liên quan đến đối tượng của bạn sẽ rất có lợi về sau. Bạn không chỉ có được một hồi âm tốt từ phía khách hàng hiện tại mà còn có được nhiều lời giới thiệu hơn.

Bớt lười biếng (Phải kiểm tra các chiến dịch đàng hoàng trước khi ấn phím send)

Chuẩn bị một chiến dịch nhanh hết sức có thể và ấn phím send là rất dễ. Nhưng vội vàng sẽ dẫn đến những sai sót mà đôi khi khiến bạn rất xấu hổ. Hãy dừng vài phút để kiểm tra các chiến dịch của bạn một cách tỉ mỉ trước khi gửi chúng đi.

Chú ý đến nhu cầu của người khác (Để lập mục tiêu cho các chiến dịch tốt hơn)

Nên nhớ tình bạn là cho và nhận. Phải đảm bảo rằng bạn có quan tâm đến nhu cầu của khách hàng mình. Xác định điều gì là thú vị nhất trong những nhóm khác nhau và lập mục tiêu cho chiến dịch của bạn dựa theo đó.

Những con số thống kê về email của bạn sẽ mang đến cho bạn những thông tin vô giá, vì vậy hãy sử dụng chúng một cách khôn ngoan.
Theo Sieudichvu

sales giỏi

Bạn có thể trở thành sales giỏi?

Phần lớn chúng ta luôn nghĩ, việc trở thành một nhân viên bán hàng (salesperson) giỏi thực sự là một viễn cảnh xa vời, đặc biệt khi bạn không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trái ngược với suy nghĩ ấy, trong chia sẻ của mình, những người kỳ cựu trong nghề lại có một viễn cảnh rộng mở cho bạn, nếu bạn thực sự thích làm sales.


Nghề bán hàng thực chất phụ thuộc rất nhiều vào tính cách của bạn. Sự khác biệt giữa một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, doanh số lớn, được gọi bằng một từ Giỏi với những nhân viên bán hàng loại thường thường bậc trung chính là ở khả năng, bản chất, cá tính tự nhiên của mỗi cá nhân.

Nếu như bạn có khả năng giao tiếp tốt, trò chuyện được với nhiều loại người ở nhiều tầng lớp, giới tính, lứa tuổi khác nhau, thì sales chính là ngành dành cho bạn. Không có một mẫu số chung cho tất cả những saler thành công, cũng không có một kỹ thuật nào có thể dạy bạn trở thành sales giỏi cả. Không một công thức nào có thể áp dụng chung cho nhiều người làm sales. Tất cả phụ thuộc vào cá tính tự nhiên của bạn.

Một trong những cản trở lớn nhất với những người làm sales chính là tiền. Khi bán hàng, điều duy nhất bạn nghĩ thường chỉ là tiền và nó cũng là chất xúc tác hình thành nên phong cách của bạn, cách làm việc của bạn. Nó làm cho bạn giống như giơ một củ cà rốt trước mặt một con lừa vậy.

Vì bản chất là một công việc giống như kiểu một nhiệm vụ giao khoán, nên việc tuyển dụng công việc này diễn ra khá thoải mái. Trong hầu hết trường hợp những người sếp không biết chút nào về sales cũng có thể tuyển dụng bạn và chọn bạn vào vị trí họ cần.

Tuy nhiên, công việc bán hàng (sales) lại khác, nếu như bạn không làm tốt, bạn không đạt chỉ tiêu và bạn không có tiền hoa hồng, thậm chí cả lương, rất đơn giản. Tất nhiên, đôi chỗ cũng có thể đưa ra cho bạn một mức lương tượng trưng, tuy nhiên, phần lớn mức thu nhập của các saler phụ thuộc vào khả năng làm việc thực tế của họ. Và nó cũng là chiếc cân xác đáng nhất để cân xem bạn thực sự có năng lực để làm nghề này không.

Làm thế nào để bước chân vào nghề sales?

Hầu hết các công ty kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ đều có một đội ngũ bán hàng, chịu trách nhiệm quảng bá, tiếp thị và bán sản phẩm tới cộng đồng cũng như các đối tác khác. Chính vì thế, đội sales cũng chính là bộ mặt của công ty và có ảnh hưởng quan trọng tới hình ảnh cũng như thương hiệu của công ty. Đương nhiên, sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong chuyện này nhưng một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp vẫn luôn phải cố gắng thể hiện hình ảnh công ty mình một cách tốt nhất, và lịch sự nhã nhặn nhất có thể.

Thông thường, những công ty hay tìm kiếm nhân viên bán hàng thường là các công ty đa quốc gia, công ty kinh doanh ngành viễn thông - thông tin liên lạc, ngành bảo hiểm và tài chính. Do đó, sẽ rất tốt cho cả bạn và họ nếu như bạn gửi CV của bạn tới cho họ để họ hiểu bạn trước. Thường thì ai cũng muốn để lại một "tuyên ngôn" của mình thông qua CV. Với nhiều ngành nghề, điều này không phải bao giờ cũng tốt. Nhưng riêng lĩnh vực bán hàng này, lời khuyên của các chuyên gia là bạn nên.

Như đã nói ở trên, rõ ràng việc liệu bạn có thể trở thành người bán hàng thành công hay không phụ thuộc hoàn toàn vào bản lĩnh bẩm sinh của bạn. Thế nên, hãy thử coi chính mình như một "món hàng" mà bạn cần thuyết phục khách hàng mua và cố gắng hết mức có thể để món hàng của bạn vừa ý khách hàng, và họ quyết định lựa chọn bạn. Một điểm quan trọng nữa là hãy chú ý lựa chọn và ứng tuyển vào một công ty mà thị trường nó nhắm đến quen thuộc với bạn.

Chẳng hạn, nếu như bạn là người trung thực và am hiểu về tài chính, đương nhiên nên chọn lĩnh vực tài chính để tham gia ứng tuyển. Tất nhiên bạn hoàn toàn có thể thử mạo hiểm tham gia vào một số lĩnh vực mà bạn tin rằng mình có thể dễ dàng thích ứng và theo được.

Một điều nữa cũng cần lưu ý là dù hầu hết các công ty tuyển dụng bạn đều có những khoá huấn luyện cho bạn trước khi bắt đầu công việc, tuy nhiên tốt hơn cả là bạn nên có những kiến thức nền trước khi bắt đầu khoá huấn luyện. Khi bạn ứng tuyển bất cứ công việc nào, thường phải trải qua khâu phỏng vấn. Và trong phỏng vấn nghề sales, nên nhớ, nhà tuyển dụng sẽ nhìn bạn với con mắt nhìn một cá nhân cá tính, chứ không phải nhìn vào hồ sơ đẹp của bạn. Vì thế, bạn cần phải biết cách thể hiện bản thân, sự tự tin, bản lĩnh, đừng chần chừ trước các câu hỏi mà bạn nhận được và hãy làm như buổi phỏng vấn mang lại cảm giác rất thoải mái cho bạn.

Bạn sẽ được đào tạo thế nào?

Hầu như mọi công ty tuyển dụng đều có rất nhiều khoá học huấn luyện cho các nhân viên mới. Và theo lời khuyên của các chuyên gia, trong tình huống này, bạn nên tham gia càng nhiều khoá học kiểu này càng tốt. Bởi nó sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều mẹo giúp bạn lấy được khách hàng khi ra ngoài làm việc, va chạm với thực tế.

Đương nhiên, những khoá học này cũng sẽ cung cấp cho bạn rất rất nhiều thông tin về các sản phẩm và dịch vụ của công ty - những thứ mà bạn sẽ chào bán với khách hàng. Có thể ở vào thời điểm này, bạn sẽ thấy nó thật vô bổ, nhưng về lâu dài, bạn sẽ thấy nó thực sự rất có ích với bạn.

Vậy một sales giỏi cần có những tố chất gì?

- Khả năng trình bày vấn đề chuyên nghiệp với khách hàng.
- Hiểu biết sâu sắc về sản phẩm của mình
- Tự tin
- Giao tiếp tốt, lợi khẩu
- Kỹ năng lắng nghe tốt

Đương nhiên, những điều này chỉ là những tố chất mang tính tương đối trong một sales giỏi. Một lần nữa cần phải khẳng định, không có một công thức chung nào trong nghề sales này cả và sự chuyên nghiệp của người này không thể bê nguyên cho người khác.
Theo VTV

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2008

Honey Lee

Những tấm hình mới của hoa hậu Honey Lee

Hoa hậu Hàn Quốc Honey Lee

Honey Lee hiện vẫn là người dẫn chương trình cho chương trình Real Time TV Entertainment của đài SBS. Cô bắt đầu làm quen với công việc này từ tháng 7 năm ngoái, sau khi trở về từ cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ 2007. Ngoài ra, Honey Lee cũng nhận làm MC cho một số buổi giới thiệu sản phẩm, tổ chức sự kiện của các nhãn hiệu lớn trong nước.

Dù xuất thân từ một cuộc thi sắc đẹp nhưng Honey Lee lại không thích xuất hiện quá nhiều trên sàn diễn thời trang hay các tạp chí thời trang danh tiếng. Người đẹp này hiện chỉ là người phát ngôn cho Tommy Hilfiger tại Hàn Quốc, cho DAKS và nhà cung cấp dịch vụ viễn thông SK Telecom.

Đầu năm 2008, có thông tin cho biết, Honey Lee được mời tham gia một bộ phim ca nhạc. Tuy nhiên, đến nay, đại diện của Honey và bản thân cô vẫn chưa lên tiếng xác nhận thông tin này. Và kế hoạch thực hiện một bộ phim ca nhạc với sự góp mặt của Hoa hậu Hàn Quốc năm 2006 vẫn chưa được thực hiện.

Một số hình ảnh của hoa hậu Honey Lee từ đầu năm 2008 đến nay:

Hoa hậu Honey Lee trên một số tạp chí thời trang

Honey Lee chụp ảnh cùng mẹ

Honey Lee tham dự một talk show truyền hình

Honey Lee hoạt động tình nguyện tại Philippines, tháng 1/2008

Honey Lee tham dự một show trình diễn thời trang

tại Seoul (Hàn Quốc), tháng 2/2008

Honey Lee được mời tham dự buổi trình diễn

thời trang của Terry tại Hàn Quốc, tháng 3/2008

Cô còn được mời làm người dẫn chương trình

So với hồi tham dự cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ 2008,

Honey Lee có vẻ tăng cân một chút.

Honey Lee và nam diễn viên Mathew Fox, chụp hồi tháng 4/2008

Mi Vân

Theo SP

Chung Thục Quyên đoạt giải 'Người đẹp Nhân ái'

Đại diện của Việt Nam tại cuộc thi Nữ hoàng Du lịch Quốc tế cho biết, cô tự hào về những gì mình thể hiện trong ba tuần vừa qua tại Hà Nam (Trung Quốc), đặc biệt trong đêm chung kết 10/4.
Chung Thục Quyên
Chung Thục Quyên tại Trung Quốc. Ảnh: Elite.

Trong bữa tiệc diễn ra sau đêm chung kết, Ban tổ chức công bố trao thêm ba giải phụ, trong đó có giải Người đẹp Nhân ái dành cho Chung Thục Quyên, chứ không phải cho Tong He của Trung Quốc như thông tin ban đầu. Món quà đấu giá từ thiện của Thục Quyên là một bức tranh đá đen, khắc đá trắng in hình cô gái Việt đội nón lá, và đã bán được 4.500 nhân dân tệ (khoảng hơn 10 triệu đồng). Người mẫu 20 tuổi rất vui và bất ngờ khi nhận giải này.
Chung Thục Quyên
Chung Thục Quyên với món quà bán đấu giá. Ảnh: MTQI.

Tâm sự với VnExpress, Chung Thục Quyên cho biết, cô thấy mình may mắn vào những ngày thi cuối cùng, vì có chuyên gia trang điểm Huỳnh Lợi giúp đỡ. Anh và một người bạn thân đã giúp cô rất nhiều. Hôm 10/4, cô dậy từ sáng sớm để trang điểm và làm tóc rồi theo đoàn đi luyện tập tới 16h. Huỳnh Lợi đi taxi tới chỗ cô thi và có mặt trong hậu trường từ sáng đến tối. Sau đó, trong lúc hầu hết các thí sinh khác quáng quàng trang điểm, cô có chút thời gian nghỉ ngơi, chờ tới đêm chung kết.

Quyên cho biết, lịch làm việc quá dày đặc và căng thẳng khiến các thí sinh mệt mỏi. Nhiều cô chưa kịp trang điểm xong đã đến giờ ra sân khấu. Quyên nói: "Hôm qua có nhiều thí sinh khóc và bỏ về lắm. Họ không muốn thi nữa. Có người mặc trang phục dạ hội của Ban tổ chức không vừa, người make-up chưa xong, chưa đẹp. Họ cảm thấy thiệt thòi và khóc rất nhiều".
Thục Quyên (áo vàng) và các bạn tại thành phố Khai Phong hôm 6/4. Ảnh: MTQI.

Nhắc đến chuyện không được vào top 20, Thục Quyên nói: "Tôi đã trình diễn rất tự tin trong đêm chung kết, vì biết mình đang mặc trang phục đẹp nhất, gương mặt và mái tóc hoàn hảo. Sau khi các giải lớn đều trao hết, nhiều bạn đã ôm lấy tôi, khuyên tôi đừng buồn và khen rằng tôi rất đẹp". Cô gái Việt Nam kể, lúc đầu cô cũng không buồn, chỉ hơi hụt hẫng, nhưng khi được an ủi nhiều quá, cô rất xúc động và khóc. Trong cuộc bình chọn thí sinh được yêu thích nhất trên mạng Internet, Chung Thục Quyên xếp thứ 7.

Do không đổi được vé máy bay nên Quyên sẽ về VN vào ngày 13/4. Cô sẽ đi thăm vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) vào ngày 25/4.

Ngân An